Mẫu chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức

24/11/2023
Mẫu chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức
321
Views

Không phải ai làm việc trong các đơn vị hành chính công đều là viên chức mà phải được tuyển dụng theo quy định pháp luật theo tiêu chuẩn của từng bộ phận, ngành nghề. Khi viên chức nghỉ việc thì sẽ có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức. Dưới đây là những thông tin cơ bản về Mẫu chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức. Mời các bạn cùng đón đọc nhé!

Quy định về chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức

Khi nói đến viên chức, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người làm việc trong các đơn vị hành chính công và được trả lương từ biên chế của đơn vị sự nghiệp công lập. Và hiện nay pháp luật cũng có quy định riêng về viên chức và các trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

Trong đó:

– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.

Theo Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ – CP quy định giải quyết thôi việc cho viên chức:

“1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;

Trường hợp viên chức muốn chấm dứt HĐ làm việc trước thời hạn đúng quy định của pháp luật buộc phải căn cứ vào một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc và gửi trực tiếp tới cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Khi tiếp nhận đơn, nếu viên chức không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ – CP và đồng ý thì trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận thì người đứng đầu đơn vị ra quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc trả lời bằng văn bản cho NLĐ lý do không đồng ý.

Thứ hai, việc chức đơn phương chấm dứt theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

“…4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục”.

Mẫu chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức

Mẫu chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo để quyết định cho một viên chức trực thuộc cơ quan của mình chấm dứt hợp đồng lao động. Mời bạn tham khảo mẫu quyết định và cách viết dưới đây của chúng tôi.

Cách điền thông tin mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng như sau:

Tên cơ quan: Nêu đầy đủ tên doanh nghiệp, ví dụ: Công ty ABC….; Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/xã …; Trường…………..

Tên người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với Doanh nghiệp, cơ quan. Ghi rõ ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ,…

Lý do chấm dứt hợp đồng lao động: Nêu cụ thể lý do chấm dứt hợp đồng lao động, ví dụ: Hết hạn Hợp đồng lao động số:……ngày…tháng…năm…giữa Ông/bà: ……………………….. với C……………………………………; do đơn đề nghị nghỉ việc của ông (bà) A………………….

Phần căn cứ: Tùy vào căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động mà nó có thể sẽ khác nhau, ví dụ: Căn cứ theo Luật nội dung … Căn cứ vào biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ cách chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ai là người có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng?

Người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi đó, người sử dụng lao động ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với người lao động. Đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó có quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng.
Người sử dụng lao động có thể là cá nhân hoặc một tổ chức nên khi ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng thì thẩm quyền thuộc về người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Những người này có thể là chủ doanh nghiệp, hiệu trưởng cơ sở giáo dục, chủ tịch cơ quan quản lý,

Khi nào viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không xác định thời hạn?

Căn cứ Điều 29 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.