Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần mới năm 2022

10/05/2022
Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần mới năm 2022
1078
Views

Trong nền kinh tế thị trường đang đầy biến động thì các công ty đang phải cạnh tranh nhau để hoạt động và đứng vững trên thị trường đặc biệt là công ty cổ phần. Khi thành lập công ty cổ phần ai cũng mong muốn có thể duy trì và phát triển, không phải đóng cửa sớm. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, hoạt động gặp nhiều khó khăn và buộc phải giải thể. Vậy mẫu biên bản giải thể sẽ soạn thảo như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.

Giải thể công ty cổ phần là gì?

Giải thể công ty cổ phần là việc chấm dứt hoạt động của công ty theo ý chí của chủ công ty hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có rất nhiều lý do khiến các công ty giải thể như mục tiêu kinh doanh đặt ra không hoàn thành, không đủ điều kiện kinh tế để duy trì hoạt động của công ty, bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể theo quy định của pháp luật…

Các trường hợp giải thể công ty cổ phần?

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp giải thể công ty cổ phần như sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần là gì?

Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần là văn bản do thư ký thực hiện nhằm ghi chép lại toàn bộ nội dung và sự kiện diễn ra cuộc họp, được thực hiện trước khi giải thể.

Để mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần hợp pháp, nhất định phải cần nhớ rõ những yêu cầu cụ thể:

  • Thể thức biên bản:

Giống như các biên bản khác thì mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần cũng gồm có các phần: quốc hiệu và tiêu ngữ, kế tiếp là ngày tháng, số biên bản, thành phần tham gia, thời gian địa điểm ghi biên bản, quy tắc trình bày, kiểu chữ, thể thức soạn thảo…

Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần mới năm 2022
Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần mới năm 2022
  • Nội dung biên bản:

Vì là công ty cổ phần nên việc soạn thảo biên bản cuộc họp giải thể cần có nội dung nhiều hơn những biên bản bình thường khác.

Cụ thể, biên bản họp giải thể có thể soạn thảo theo từng trường hợp cụ thể của công ty cổ phần, nhưng tựu chung lại, nó sẽ bao gồm các phần chính cụ thể là.

  • Thành phần tham gia và lý do có cuộc họp:

Đây là phần đầu tiên cần có trong bất kỳ biên bản họp giải thể công ty cổ phần nào. Với các thành phần tham gia, kế tiếp là lý do có cuộc họp này (hiểu cụ thể là lý do giải thể công ty). Trong phần này bao gồm cả phần thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp giải thể của công ty.

  • Nội dung cuộc họp:

Tại phần này, người ghi biên bản cuộc họp giải thể cần phải khách quan, chân thực và thực hiện việc nhanh, chính xác một trăm phần trăm để tập hợp, ghi đúng đủ các ý kiến của những người tham gia cuộc họp.

  • Quyết định giải thể:

Sau khi thảo luận, lấy ý kiến, cuộc họp sẽ có kết luận về việc giải thể công ty cổ phần và biểu quyết…

Tại phần này, người soạn biên bản họp giải thể phải chắc chắn ghi đúng % biểu quyết việc giải thể công ty.

Cuối cùng, biên bản họp giải thể công ty cổ phần cần có phần thời gian kết thúc cuộc họp, chữ ký và con dấu của người ghi biên bản, đại diện các bên liên quan, hoặc dấu đỏ của công ty cổ phần.

Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn điền mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần.

Người lập biên bản ghi tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa điểm, thời gian, ngày tháng năm (tại phòng nào, địa chỉ tổ chức).

Ghi rõ thông tin của thành phần tham dự đại hội (Ông/bà; chức danh; tổng số bao nhiêu vắng mặt bao nhiêu).

Sau đó Thư ký hội nghị lần lượt ghi các nội dung theo trình tự cuộc họp gắn   thời gian với sự kiện, nếu có phát biểu đóng góp ý kiến ghi ngắn gọn, xúc tích, có chọn lọc ý chính.

Thư ký phải ghi rõ kết quả biểu quyết, bao nhiêu phiếu hợp lệ/không hợp lệ (nội dung này được đánh giá quan trọng là cơ sở để giải thể)

Cuối biên bản thư ký và chủ tọa ký và ghi rõ họ tên.

Trình tự, thủ tục giải thể công ty cổ phần.

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty công ty cổ phần

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các cổ đông về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty cổ phần

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần

Thứ nhất, nộp hồ sơ giải thể tới cơ quan Hải quan để xác nhận nghĩa vụ Hải quan;

Thứ hai, sau khi có kết quả xác nhận của cơ quan Hải quan, công ty cổ phần nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế để đóng cửa mã số thuế.

Thứ ba, sau khi có thông báo đóng cửa mã số thuế nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thành phần hồ sơ giải thể công ty cổ phần?

Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Pháp luật quy định về cổ đông của công ty cổ phần như thế nào?

Thành viên công ty cp được gọi là các cổ đông. Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.
Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Điều này giúp công ty cp có thể mở rộng số lượng thành viên tùy theo nhu cầu của mình.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần?

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty cp được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào công ty bằng cách mua cổ phiếu, có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.