Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới năm 2022

11/05/2022
Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới năm 2022
900
Views

Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì việc công ty bị phá sản, giải thể là điều không thể tránh khỏi. Làm thế nào để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp? Mẫu công văn giải thể doanh nghiệp được thông báo đến chi cục thuế – nơi quản lý trực tiếp đơn vị để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp. Vậy mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp viết như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 về quy định pháp luật giải thể doanh nghiệp và tải xuống mẫu công văn.

Công văn xin giải thể doanh nghiệp là gì?

Pháp luật hiện nay không có quy định nào ghi nhận cụ thể về định nghĩa, khái niệm công văn xin giải thể doanh nghiệp.

Công văn xin giải thể doanh nghiệp là một trong những giấy tờ quan trọng cần có trong thủ tục tiến hành giải thể.

Như vậy, có thể hiểu, công văn xin giải thể doanh nghiệp là văn bản việc giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty do người đại diện thành lập doanh nghiệp ký.

Việc ban hành công văn này dựa theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Mẫu công văn này được thông báo đến chi cục thuế – nơi quản lý trực tiếp đơn vị để giải quyết giải thể theo đúng quy định của pháp luật.

Tải xuống mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn điền thông tin công văn xin giải thể doanh nghiệp.

Người lập công văn ghi tên doanh nghiệp, kính gửi chi cục thuế nơi quản lý trực tiếp doanh nghiệp, do sở kế hoạch đầu tư nào, cấp ngày, tháng, năm nào.

Bạn phải ghi chính xác thông tin mã số thuế, trụ sở, ngành nghề kinh doanh, lý do vì sao giải thể.

Cuối công văn bạn phải ghi rõ nơi nhận và đại diện theo pháp luật doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên.

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp.

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không gia hạn;

– Tự nguyện giải thể theo Nghị quyết/Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà trong thời hạn 06 tháng liên tục không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Đặc điểm pháp lý của giải thể doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp được khái quát bởi các đặc điểm pháp lý như sau:

Về bản chất, giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các hoạt động: hoạt động kinh tế (thanh lí tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính để “xóa tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh).

Về lí do giải thể: lí do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Đa phần doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Bên cạnh đó, lí do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc áp dụng chế tài đình chỉ hoạt động à rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc, ví dụ như: trường hợp khai man hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không để ý,…Về điều kiện giải thể: doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể đẻ rút khỏi thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiêp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động.

Chủ thể quyết định việc giải thể: chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng kí kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý hay phản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhập tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Đối với các trường hợp giải thể bắt buộc, chủ sở hữu doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể doanh nghiệp trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Tòa án. Trong trường hợp này, mặc dù không trực tiếp ra quyết định giải thể nhưng về bản chất, có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp, vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải thể mà không xuất phát từ sự tự do ý chí của mình.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện thế nào?

Theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 01: Thông qua Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp

Trong đó, việc giải thể doanh nghiệp phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…

Bước 02: Thông báo công khai Quyết định giải thể

Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới năm 2022
Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới năm 2022

Sau khi Quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. 

Bước 03: Thanh lý tài sản doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

Bước 04: Nộp hồ sơ giải thể

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau:

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (gồm cả các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động).

Bước 05: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công văn xin giải thể doanh nghiệp nộp cho cơ quan nào

Mẫu công văn giải thể doanh nghiệp được thông báo đến chi cục thuế – nơi quản lý trực tiếp đơn vị để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.

Công văn là gì?

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân

Sau khi giải thể công ty có được thành lập công ty mới không?

Khác với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Sau khi giải thể công ty/doanh nghiệp hợp pháp, các thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của công ty hoàn toàn có quyền thành lập công ty mới mà không có bất kỳ hạn chế gì.

Mời bạn xem thêm: Procedures of dissolution of state enterprises in Vietnam

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.