Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng mới năm 2022

10/05/2022
563
Views

Nếu như khi tiến hành hợp tác kinh doanh, trao đổi hay mua bán chúng ta cần phải ký kết hợp đồng với các điều khoản rõ ràng thì sau hết hạn hợp đồng, bắt buộc chúng ta phải tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng để đôi bên không còn ràng buộc với nhau. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn mẫu biên bản thanh lý hợp đòng thông dụng. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Hợp đồng đã được hoàn thành;

– Theo thoả thuận của các bên;

– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

– Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

– Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý;

Khi đó, hai bên phải xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ còn tồn tại.

Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng.

Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.Thanh lý hợp đồng là sự xác nhận lại lần nữa việc hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết hay chưa? Khi đó hai bên có còn ràng buộc với nhau nữa hay không? Biên bản thanh lý hợp đồng giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

Theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng.Chẳng hạn, Luật Xây dựng quy định, Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

– Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;- Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên.. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng mới năm 2022
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng mới năm 2022

Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

Tải xuống và xem trước mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Trường hợp nào cần biên bản thanh lý hợp đồng?

Thanh lý hợp đồng được đặt ra khi hợp đồng chấm dứt. Hiện nay, kể từ khi có Bộ luật dân sự năm 2005, thuật “ngữ thanh lý hợp đồng” cũng như các quy định có liên quan đến  thanh lý hợp đồng đã không còn được đề cập đến nữa. Tuy nhiên trước đó, theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định các trường hợp thanh lý hợp đồng như sau:

– Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong.

– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc bị hủy bỏ.

– Hợp đồng kinh tế không còn được thực hiện khi một trong hai bên hoặc cả hai bên pháp nhân thực hiện hợp đồng giải thể.

– Người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

Mặc dù hiện nay pháp luật không còn quy định những trường hợp cụ thể về thanh lý hợp đồng, nhưng trên thực tế, khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc theo sự thỏa thuận của các bên về chấm dứt hợp đồng thì các bên vẫn tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng.

Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, không có quy định pháp luật nào yêu cầu 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính. Ví dụ:

– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;

– Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng mới”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Biên bản là gì?

Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế…

Khi nào thanh lý hợp đồng?

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì việc thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện khi chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Thực hiện xong các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán;
– Chấm dứt theo thỏa thuận tự do giữa các bên;
– Một trong hai bên chủ thể có quyền và có nghĩa vụ của hợp đồng đồng chết hoặc chấm dứt (đối với pháp nhân) mà không có sự kế thừa quyền và nghĩa vụ hoặc đối với các giao dịch dân sự không thể kế thừa.;
– Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng;
– Đối tượng của hợp đồng mua bán không còn nên các bên không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.