Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023

01/11/2023
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023 thế nào?
186
Views

Chào luật sư tôi là nhân viên kế toán của công ty. Tôi muốn hỏi hiện nay có thể điều chỉnh hóa đơn được không? Công ty tôi mới có nhân viên thử việc. Do em ấy còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm nên lúc được giao cho xuất hóa đơn thì xuất sai đơn vị tính. Tôi cũng có hỏi lại nhưng sếp của tôi bận việc nên chưa trả lời được. Không biết hiện nay hóa đơn sai nội dung thì có được điều chỉnh lại hay không? Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023 thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung chúng tôi tư vấn đến bạn như sau

Khi nào phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?

Hiện nay khi có sự sai sót về hóa đơn điện tử cần được đính chính và sửa đổi để đúng hơn thì cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử? Vậy biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử gồm có những nội dung gì theo quy định? Các trường hợp cần thiết để lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử hiện nay gồm có:

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót

  1. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

    b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
    b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
    Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
    b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
    Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
    Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
    ….
    Theo đó, biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử không phải văn bản bắt buộc lập mà chỉ lập khi bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập biên bản trước khi lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì cần lập biện bản ghi rõ sai sót của hóa đơn đã lập sau đó lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế hóa đơn có sai sót đó.

Cách viết mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung

Hiện nay nếu như biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung thì nhất định phải chỉnh sửa. Vậy cách viết mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung như thế nào là đúng luật? Biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung hiện nay có những thành phần nào? Quy định về vấn đề này hiện nay có thể được hiểu như sau:

Tại Khoản 2 Điều 9 – Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử như sau:

“Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Bên cạnh đó, Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng hướng dẫn về việc điều chỉnh sai sót cho hoá đơn như sau:

“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Như vậy đối với cả hoá đơn điện tử và hoá đơn giấy, khi sai nội dung hàng hoá mà không sai số tiền, kế toán đều phải lập biên bản thoả thuận và xuất lại hoá đơn điều chỉnh mới.

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023 thế nào?

Hóa đơn là một loại văn bản quan trọng nên những nội dung trên hóa đơn cần chính xác và tránh có những sai sót. Còn nếu trong trường hợp lỡ có sai sót thì cần làm biên bản điều chỉnh lại cho đúng. Sau đây là nội dung tư vấn về mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung. Mời bạn đọc cùng tham khảo và tải xuống mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023 ngay bên dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do  – Hạnh phúc

—————————-

BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN

(Số………….)

– Căn cứ vào Hợp đồng số….ký ngày…. (nếu có),

 Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
Căn cứ Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

Hôm nay, ngày ……/ ……./ 20…, đại diện hai bên gồm có:

BÊN A:

Địa chỉ:………………………………………………………………. ………………………….

Điện thoại: ………………………..MST: ………………………………………………………..

Do Ông (Bà):……………………………..Chức vụ: ……………………………………………..

BÊN B:

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………….MST: ………………………………………………………….

Do Ông (Bà):………………………………………….Chức vụ: …………………………………

Hai bên cùng thống nhất lập bản ghi nhận sai sót do bên bán xuất bán hàng cho bên mua tại hóa đơn số ……., ký hiệu ….., lập ngày ….. đã kê khai vào kỳ Quý …… Nay lập hóa đơn điều chỉnh số ….., ký hiệu ….. ngày ……..

Lý do điều chỉnh:

1. Nội dung trước khi điều chỉnh là:

2. Nội dung đúng là:

3. Hai bên thống nhất điều chỉnh như sau:

Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh hóa đơn này.

Biên bản này lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ tên)

Những lưu ý khi điều chỉnh hóa đơn có sai sót là gì?

Trong quá trình thực hiện công việc thì ít nhiều gì cũng có những sai sót. Trong việc xuất hóa đơn cũng thế, đôi khi sẽ có những sai sót, khuyết điểm nhỏ cần được xem xét và chỉnh sửa lại kịp thời. Những lưu ý khi điều chỉnh hóa đơn có sai sót hiện nay gồm có những vấn đề cần được lưu ý kỹ như sau:

1 – Trường hợp áp dụng:

– Áp dụng khi lập hóa đơn sai mà đã kê khai.

– Trường hợp viết hóa đơn sai nhưng chưa kê khai thì lập biên bản thu hồi và xuất hóa đơn mới theo hướng dẫn tại: Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39

2 – Ngày trên biên bản điều chỉnh hóa đơn và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải cùng ngày.

3 – Nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng lập, ký hiệu …. xuất hóa đơn điều chỉnh số ….ngày tháng… ký hiệu … Nội dung điều chỉnh.

4 – Khi phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế, ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT viết sai thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.

5 – Trường hợp hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023 thế nào?

Vì sao doanh nghiệp phải thông báo phát hành hóa đơn điện tử?

Hiện nay hầu hết những doanh nghiệp đều sử dụng hóa đơn điện tử. Vậy để có thể xuất hóa đơn điện tử thì doanhg nghiệp/công ty đó cần chuẩn bị những gì và thủ tục thế nào? Cũng có trường hợp doanh nghiệp cần thông báo. Vậy tại sao doanh nghiệp lại phải thông báo phát hành hóa đơn điện tử? Câu trả lời sẽ có ở bên dưới đây ngay:

Để khởi tạo, sử dụng hóa đơn điện tử, trước tiên doanh nghiệp bắt buộc phải làm thông báo phát hành hóa đơn, điều này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2011/TT-BTC như sau:

Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm theo quy định. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 125/2020 quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.

Trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định này hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định này.

Trong đó, nếu không thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng mà các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc bị xử phạt về hành vi trốn thuế.

Tóm lại, trước khi khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu không muốn bị xử phạt.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề ‘Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai nội dung 2023 thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu biên bản thừa kế đất đai… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gồm những nội dung gì?

– Thông tin đơn vị phát hành: Tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại,…
– Thông tin loại hóa đơn phát hành: Tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…), ngày lập Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị…

Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa thì làm sao?

Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế thì xử lý như sau:
 Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua và có hiệu lực theo đúng thời hạn 2 bên bán và mua thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy nhưng vẫn phải lưu trữ theo thời gian quy định.
Bên bán lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định để gửi cho bên mua. Trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.

Lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử thế nào?

– Ngày trên biên bản điều chỉnh hóa đơn và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải cùng ngày.
– Nội dung trên biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử phải thể hiện rõ:
Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng lập, ký hiệu …. xuất hóa đơn điều chỉnh số ….ngày tháng… ký hiệu … Nội dung điều chỉnh.
– Khi phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế, ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.
– Trường hợp hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.