Hiện nay khi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế người khám bệnh buộc phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Điều này sẽ giúp định danh bảo hiểm y tế tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm y tế. Vậy có trường hợp nào khác không cần xuất trình căn cước công dân vẫn có thể khám bệnh có bảo hiểm được không? Câu trả lời là có hiện nay có nhiều hình thức sử dụng bảo hiểm khác nhau và nếu bạn mất căn cước công dân bạn có thể xuất trình bảo hiểm điện tử. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Mất căn cước công dân có đi khám bệnh được không?” dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Mất căn cước công dân có đi khám bệnh được không?
Theo quy định mới nhất hiện này người dân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đang chuyển dần sang hình thức căn cước công dân gắn chip. Đây là loại giấy tờ định danh có giá trị cao nhất hiện tại và liên quan đến rất nhiều các thủ tục hành chính khác nhau một trong số đó có thủ tục khám chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế. Khi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế các cơ sở khám chữa bệnh có quyền yêu cầu người bệnh xuất trình căn cước công dân để xác minh thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế là đúng.
Căn cứ điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Đối chiếu quy định trên, thì khi đi khám, chữa bệnh thì người tham gia bảo hiểm y tế cần xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, nếu chưa có ảnh thì cần xuất trình thêm với giấy tờ tùy thân có ảnh người đó.
Tại khoản 1, điều 2 Nghị định 123/2015 NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch cũng có liệt kê về các giấy tờ tùy thân để chứng minh được nhân thân bao gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu thẻ BHYT của bạn chưa có ảnh thì bạn phải xuất trình bản gốc một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân như: hộ chiếu, giấy phép lái xe, bằng cấp , thẻ học sinh, sinh viên, …
Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm có số lượng người tham gia lớn nhất hiện nay. Đây là loại hình bảo hiểm hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ của từng cá nhân, có sự kết hợp với bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện các quyền của mình. Bảo hiểm y tế sẽ thực hiện chi trả trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ y tế khi người bệnh khám chữa bệnh đúng tuyến. Ngoài ra bảo hiểm y tế cũng chi trả cho các vấn đề về sức khoẻ như sinh sản, thẩm mỹ, trị liệu….
Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với các đối tượng sau trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
Sử dụng Căn cước công dân gắn chíp khi đi khám, chữa bệnh để thay thế cho Thẻ bảo hiểm y tế giấy
Có nhiều ý kiến được đưa ra khi căn cước công dân gắn chip được đưa vào sử dụng một trong số đó có việc tích hợp bảo hiểm y tế vào căn cước công dân gắn chip. Điều này sẽ giảm bớt những thủ tục hành chính cùng với giấy tờ khám chữa bệnh mà người dân phải thực hiện. Hiện nay hình thức này đang được thí điểm tại nhiều bệnh viện địa phương và nhận được những phản hồi tích cực của người dân khi tham gia khám chữa bệnh.
Thực hiện đề án chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025 của Chính phủ, Cấp ủy, Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngày 28/2/2022, Bộ Y Tế có Công văn số 931/BYT-BH về việc hướng dẫn triển khai thí điểm Khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp, theo đó thời gian vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện từng bước đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với dữ liệu quốc gia về dân cư, xây dựng các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo việc tra cứu thông tin về BHYT qua thẻ CCCD gắn chíp. Nhiều người dân đã được tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế trong dữ liệu về CCCD.
Theo đó, Bộ Y Tế hướng dẫn triển khai tiếp đón, tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
Một là, Cơ sở khám chữa bệnh thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).
Hai là, đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp:
- Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNeID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi khám chữa bệnh BHYT kể từ lần sau bằng CCCD gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNeID;
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).
Hiện nay về cơ bản, người dân ở các địa phương đều có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT để khám chữa bệnh BHYT.
Vì vậy, nếu đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp, người bệnh chỉ cần mang theo CCCD và không cần đem thẻ BHYT giấy đi cùng khi đến khám, chữa bệnh mà vẫn được giải quyết hưởng quyền lợi BHYT.
Khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh xuất trình CCCD gắn chíp cho nhân viên y tế để được quét mã QR code kiểm tra thông tin và làm thủ tục khám, chữa bệnh theo đúng quy trình.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mất căn cước công dân có đi khám bệnh được không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của quý khách hàng tới tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Tuy nhiên, trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh khác. Với trường hợp khi quý khách đã đi khám bệnh tại bệnh viện và được thông báo rằng chứng minh nhân dân của bạn bị cũ quá nên không được sử dụng bảo hiểm y tế, và quý khách đã đi đổi lại chứng minh nhân dân nhưng lại bị hẹn quá ngày đi sanh để nhận lại chứng minh nhân dân mới. Trong thời gian đang chờ cấp lại chứng minh nhân dân, bạn có thể sử dụng các giấy tờ chứng minh nhân thân khác có ảnh để thay thế.
Theo Khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, tổ chức bảo hiểm y tế có quyền thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp sau đây:
– Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 của Luật này: Trường hợp này ám chỉ việc người có thẻ bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần có giấy tờ thay thế theo quy định tại Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế. Điều 28 quy định về việc người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy tờ chứng minh danh tính và giấy tờ thẻ bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không có giấy tờ thay thế, tổ chức bảo hiểm y tế vẫn có thể thanh toán chi phí trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
– Trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Ngoài trường hợp không đúng quy định tại Điều 28, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng có quyền quy định những trường hợp đặc biệt khác mà tổ chức bảo hiểm y tế có thể thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà không cần giấy tờ thay thế.
Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp không có giấy tờ thay thế chỉ áp dụng trong các trường hợp cụ thể được quy định và chấp thuận bởi tổ chức bảo hiểm y tế hoặc Bộ Y tế. Người có thẻ bảo hiểm y tế nên tuân thủ quy định của pháp luật và liên hệ với tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền để biết thêm thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể trong trường hợp không có giấy tờ thay thế.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế, người bệnh cần phải có đủ giấy tờ:
– Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh còn giá trị sử dụng;
– Trường hợp thẻ chưa có ảnh thì xuất trình kèm theo một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
– Trường hợp đang trong chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ thì xuất trình giấy hẹn và một loại giấy tờ chứng minh nhân thân.