Nước ta là một đất nước tiếp giáp biển và có đường bờ biển khá dài, vậy nên kể từ khi chính sách mở cửa được áp dụng thì các hoạt động thuộc lĩnh vực hải quan của nước ta ngày càng phát triển và đang có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy nên việc quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực này cũng ngày càng được chú trọng quan tâm bằng việc các cơ quan hải quan cùng với các chức danh cán bộ côgn chức đã được ra đời. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Lương kiểm tra viên hải quan” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về chức danh kiểm tra viên hải quan
Trên thực tế thì mỗi ngành nghề lĩnh vực sẽ có nhưng đặc điểm nổi bật cũng như có chức năng nhiệm vụ khác nhau, vậy nên đối với những đối tượng là cán bộ côgn chức đang làm việc để quản lý một ngành nghề lĩnh vực nào đó thì đều sẽ có những yêu cầu cụ thể và riêng biệt khác nhau về trình độ đào tạo chuyên môn…
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 29/2022/TT-BTC chức trách của Kiểm tra viên hải quan như sau:
Kiểm tra viên hải quan là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
Theo đó, kiểm tra viên hải quan là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
Kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051)
Nhiệm vụ
– Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
– Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra, thu thập, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
– Đề xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
– Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và có khả năng nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
– Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác chuyên môn như: kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị;
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên hải quan thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này phải đang giữ ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Kiểm tra viên trung cấp hải quan tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Lương kiểm tra viên hải quan
Câu hỏi: Chào luật sư, vừa qua tôi có đọc được thông tin về việc tuyển dụng công chức của ngành hải quan. Với chuyên môn của tôi thì tôi có thể dự tuyển vào vị trí kiểm tra viên hải quan nên đang muốn tìm hiểu về vị trí này, luật sư cho tôi hỏi là hiện nay lương của kiểm tra viên hải quan là bao nhiêu ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Theo điểm c khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về xếp lương ngạch kiểm tra viên hải quan như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
…
c) Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
…
Theo quy định nêu trên thì Kiểm tra viên hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Hiện nay, mức lương của kiểm tra viên hải quan (công chức loại A1) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.800.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, thì mức lương của kiểm tra viên hải quan (công chức loại A1) được tính như sau:
sau:
Hệ số lương | Công chức loại A1 | Mức lương (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 2.34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2.67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3.00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3.66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3.99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4.32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4.65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 8.964.000 |
Kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050)
Trong ngành hải quan thì các công chức sẽ được phân loại cụ thể theo chức danh và mã số ngạch. Cũng dựa theo sự phân loại này mà các quy định liên quan về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng…. Đối với chức danh kiểm tra viên chính hải quan sẽ được quy định cụ thể như sau:
Kiểm tra viên chính hải quan là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của ngành hải quan ở cấp Chi cục và tương đương trở lên, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức và thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Hải quan tại các đơn vị trong ngành Hải quan.
Nhiệm vụ
– Tổ chức thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
– Tổng hợp, đánh giá công tác nghiệp vụ đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế;
– Tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và các văn bản, quy định liên quan;
– Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành hải quan, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức hải quan;
– Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
– Nắm vững các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và có khả năng tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan thuộc lĩnh vực chuyên sâu;
– Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, dự án đối với nghiệp vụ hải quan;
– Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan;
– Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành trong lĩnh vực hải quan;
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính hải quan thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đang giữ ngạch Kiểm tra viên hải quan và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên hải quan hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Kiểm tra viên hải quan tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
– Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên hải quan hoặc tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tương đương cấp Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ trở lên, gồm: Cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; Hội đồng nhân dân cấp huyện, các Ban trực thuộc Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố) trong lĩnh vực tài chính, hải quan đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Lương kiểm tra viên hải quan”. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về xác nhận tình trạng độc thân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định xếp lương của công chức chuyên ngành hải quan như sau:
– Kiểm tra viên cao cấp hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
– Kiểm tra viên chính hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
– Kiểm tra viên hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Kiểm tra viên trung cấp hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
– Nhân viên hải quan được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ:
Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
…
3. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp hải quan Mã số ngạch: 08.049
b) Kiểm tra viên chính hải quan Mã số ngạch: 08.050
c) Kiểm tra viên hải quan Mã số ngạch: 08.051
d) Kiểm tra viên trung cấp hải quan Mã số ngạch: 08.052
đ) Nhân viên hải quan Mã số ngạch: 08.053
…
Như vậy, công chức chuyên ngành hải quan có các chức danh sau:
– Kiểm tra viên cao cấp hải quan
– Kiểm tra viên chính hải quan
– Kiểm tra viên hải quan
– Kiểm tra viên trung cấp hải quan
– Nhân viên hải quan