Lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu?

14/04/2022
Lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu?
760
Views

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế; bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị giảm hoặc bị mất do một số nguyên nhân như: ốm đau; thai sản; quan hệ lao động. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội sẽ được chi trả dựa trên cơ sở đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Nghị định số 58/2020/NĐ-CP

Lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Cách xác định mức lương đóng bảo hiểm

Mức lương được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương. Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019; tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Bên cạnh đó, mức lương sẽ có sự khác biệt đối với từng ngành nghề; công việc; chức danh hay lĩnh vực mà mỗi người theo đuổi. Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ không được thấp hơn mức tổi thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương tối thiểu vùng được xác định như sau:

Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng

Bên cạnh đó, còn có một vấn đề cần quan tâm khi tính bảo hiểm xã hội. Đó là tiền lương được sử dụng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và giữa tiền lương trong hợp đồng lao động và tiền lương thực nhận sẽ có sự khác biệt. Trong đó, tiền lương trong hợp đồng lao động sẽ là tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động do công việc mà họ thực hiện. Còn tiền lương thực nhận sẽ là tiền lương sau khi đã trừ hết các chi phí liên quan như phí đóng bảo hiểm xã hội, phí đóng bảo hiểm thất nghiệp,…

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc hiện nay

Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức đóng cho các loại bảo hiểm sau: hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, y tế. Cụ thể:

Người sử dụng lao động:

  • Bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí: 14%.
  • Bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau – Thai sản: 3%.
  • Bảo hiểm xã hội chế độ tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp: 0.5%.
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%.
  • Bảo hiểm y tế: 3%.

Người lao động:

  • Bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí: 8%.
  • Bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau – Thai sản:
  • Bảo hiểm xã hội chế độ tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp:
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%.
  • Bảo hiểm y tế: 1.5%.

Lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm được xác định sẽ là mức đóng bảo hiểm chế độ bắt buộc. Còn có trường hợp người lao động mua thêm bảo hiểm ở ngoài. Đó sẽ là trường hợp bảo hiểm có sự khác biệt giữa từng người.

Giả sử 3.5 triệu là mức lương thực nhận trong hợp đồng lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội trong 01 tháng sẽ là 32% mức lương trên hợp đồng của người lao động. Vậy nếu lương tháng trong hợp đồng của một người là 3.5 triệu một tháng thì mức phí họ sử dụng để đóng bảo hiểm sẽ là:

Mức đóng bảo hiểm xã hội/tháng = 3.500.000 x 32% = 1.120.000 đồng/tháng

Vậy nếu mức lương trên hợp đồng của một người là 3.5 triệu một tháng thì người đó sẽ sử dụng 1.120.000 đồng để đóng bảo hiểm.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Sự khác biệt giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện nay, nhiều công ty bảo hiểm xuất hiện, cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, các công ty này thường chỉ tập trung vào 02 chế độ chính: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Điều này làm nhiều người nghĩ bảo hiểm tự nguyện là do doanh nghiệp ngoài cung cấp. Nhưng thật ra bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện là cách dùng từ để phân biệt rõ 02 loại bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm do Nhà nước cung cấp và người lao động bắt buộc phải tham gia. Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Hay nói cách khác, bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ chỉ bao gồm chế độ hưu trí và tử tuất. Còn bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ có nhiều hơn 03 chế độ: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Một số lưu ý khi tham gia bảo hiểm

Theo đó, mỗi loại bảo hiểm sẽ có những quy định riêng để tiện cho việc quản lý từng loại bảo hiểm. Tuy nhiên, với bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. Trong một vài trường hợp, người lao động có thể đóng bù bảo hiểm để được hưởng chế độ đó.

Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội chế độ thai sản là loại chế độ duy nhất mà người lao động nữ được hưởng đồng thời 02 chế độ cùng một lúc nếu người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Ví dụ: nếu lao động nữ khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con; lao động nữ đó vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn. Nhưng nếu trong thời gian đó, lao động nữ bị ốm đau, tiếp tục có sự kiện mang thai thì lao động nữ đó sẽ được hưởng đồng thời 02 chế độ: chế độ ốm đau – chế độ thai sản; chế độ thai sản – chế độ thai sản.

Cuối cùng, có một số trường hợp; người lao động sẽ làm nhiều công việc khác nhau. Trong trường hợp đó, việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định theo hợp đồng lao động đầu tiên mà người lao động đó ký. Và người lao động đó có thể chủ động trình bày các giấy tờ liên quan đến loại trừ việc đóng phí bảo hiểm tại các công ty khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lương 3.5 triệu một tháng đóng bảo hiểm bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Lao động nữ khi chưa hết thời hạn nghỉ sinh con có được quay trở lại làm không?

Lao động nữ khi chưa hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được quay trở lại làm. Thời gian nghỉ thai sản còn lại cùng các quyền, lợi ích khi nghỉ thai sản vẫn sẽ được giữ nguyên cho đến khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

Nếu lao động nữ chưa hết thời hạn nghỉ sinh con quay lại làm tiếp tục có thai/ ốm đau thì có được hưởng chế độ thai sản, ốm đau không?

Lao động nữ khi chưa hết thời hạn nghỉ thai sản quay lại làm lại tiếp tục có thai/ốm đau sẽ được hưởng đồng thời 02 chế độ. Đây là trường hợp đặc biệt trong quy định về bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.