Công nhân muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội thì cần thủ tục gì?

09/04/2022
Có được phép đóng BHXH một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu?
608
Views

Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ gắn liền và vô cùng cần thiết đối với người lao động. Mỗi lao động sẽ chỉ có 1 mã số BHXH với 1 cuốn sổ BHXH duy nhất. Tuy nhiên, trong trong thực tế, vẫn có các trường hợp người lao động có nhiều hơn một sổ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do quá trình đồng nhất dữ liệu BHXH. Vậy nếu gặp phải tình huống này, người lao động cần làm gì? Thủ tục gộp sổ BHXH cho người lao động thế nào? Để giải đáp các vấn đề trên, sau đây Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Công nhân muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội thì cần thủ tục gì?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Theo điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đồng và hưởng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ba tháng trở lên; hoặc theo hợp đồng không xác định thời hạn mà chưa có sổ thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho họ. Trong quá trình làm việc, sổ bảo hiểm xã hội do đơn vị sử dụng lao động quản lí, ghi đầy đủ quá trình đóng và hưởng bảo hiểm. Sổ bảo hiểm xã hội phải được trả lại cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, khi người lao động nghỉ hưu, thôi việc.

Khi nào người lao động cần gộp sổ bảo hiểm xã hội?

Một người chỉ có một bảo hiểm xã hôi. Tuy nhiên trên thực tế thì vì một lý do khách quan nào đó mà một người có trong tay hai sổ bảo hiểm.

Căn cứ khoản 5 Điều 46 Quyết định số 959/2015/QĐ- BHXH quy định:

“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội không được phép có nhiều sổ bảo hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, người lao động nhiều khi chấm dứt hợp đồng lao động mà không rút sổ bảo hiểm, dẫn đến tình trạng một người có nhiều sổ bảo hiểm. Khi đó, người lao động cần phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mình, nếu:

  • Không trùng thời gian đóng BHXH; thì người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cơ quan BHXH để gộp sổ cho người lao động.
  • Có thời gian trùng đóng BHXH; người lao động lựa chọn 01 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 01 sổ còn lại cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu hồi.

Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Về hồ sơ để gộp sổ thì căn cứ Điều 29 Quyết định 959/QĐ- BHXH về cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT có quy định:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp”

      Như vậy, hồ sơ để gộp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH (Mẫu TK1-TS);
  • Những sổ BHXH đã cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh

Sau khi đã chuẩn bị xong các giấy tờ nêu trên thì người lao động có thể nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động tại đơn vị kinh doanh nơi mình đang làm việc; hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm quận/huyện nơi mình tham gia.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH

Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đầy đủ hồ sơ đúng quy định; hồ sơ sẽ được giải quyết. 

Không quá 45 ngày với trường hợp cần xác mình lại quá trình đóng BHXH ở tỉnh thành khác; hoặc nhiều đơn vị nơi lao động, nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý thêm các trường hợp gộp sổ BHXH dưới đây:

  • Trường hợp thời gian đóng BHXH không trùng nhau, tiến hành thực hiện quá trình gộp sổ
  • Trường hợp thời gian đóng BHXH trùng nhau; cơ quan bảo hiểm sẽ lập quyết định hoàn trả cho người lao động.
  • Trường hợp người lao động có từ 2 sổ trở lên, có thời gian đóng BHXH trùng nhau; cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; và số tiền đóng vào quỹ BHTN.

Quy trình làm thủ tục gộp sổ

Quy trình tiến hành gộp sổ gồm 2 bước sau: 

  • Bước1: Người lao động nộp hồ sơ

Khi chuẩn bị các hồ sơ trên theo yêu cầu, người lao động nộp cho đơn vị sử dụng lao động nơi mình làm việc, hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.

  • Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận, giải quyết hồ sơ

Trong vòng không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp cơ quan BHXH cần xác minh lại quá trình đóng bảo hiểm ở các tỉnh hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Công nhân muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội thì cần thủ tục gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm những ai?

Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.

Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội?

Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng.
– Cấp lại bìa Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
– Cấp lại tờ rời Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất, hỏng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.