Luật quấy rối người khác qua điện thoại

10/05/2022
Luật quấy rối người khác qua điện thoại
580
Views

Chào Luật sư, Tôi thường xuyên bị một kẻ lạ mặt quấy rối qua qua điện thoại một cách liên tục trong nhiều năm qua. Không biết Việt Nam chúng ta có quy định về Luật quấy rối người khác qua điện thoại hay không? Trong trường hợp tôi thường xuyên bị một kẻ lạ mặt quấy rối qua qua điện thoại tôi cần làm gì để chấp dứt hết hành vi này xảy ra trong cuộc sống của tôi? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong thời buổi Internet phát triển, dường như việc lộ những thông tin cá nhân cũng trở nên dễ dàng hơn. Không ít các trường hợp sau khi đăng ký một gói dịch vụ trên mạng xã hội hay mua một món hàng trực tuyến trên website; thì liền bị lô thông tin cá nhân; và kể từ đó liên tục bị những kẻ lạ mặt quấy rối qua số điện thoại cá nhân.

Để trả lời cho câu hỏi về Luật quấy rối người khác qua điện thoại. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

Luật Viễn Thông năm 2009;

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Luật quấy rối người khác qua điện thoại

Phải khẳng định với quý đọc giả rằng; hiện nay Việt Nam chưa có một đạo luật nào mang tên là Luật quấy rối người khác qua điện thoại. Những hành vi quấy rối người khác qua điện thoại được quy định chi tiết tại Luật Viễn Thông năm 2009 về những hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông. Cụ thể:

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

4. Đưa thông tin xuyên tạc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Do vậy, việc một cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại; các phương tiện viễn thông quấy rối người khác qua điện thoại là hành vi vi phạm pháp luật.

Mức độ xử phạt đối với hành vi quấy rối người khác qua điện thoại

Mặc dù chưa có Luật quấy rối người khác qua điện thoại; tuy nhiên Việt Nam lại không hề thiếu có biên pháp xử phạt đối với hành vi quấy rối người khác qua điện thoại. Tùy thuộc vào tính chất; mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Trường hợp 1: Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì người nào cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa; quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác;

Trường hợp 2: Truy cứu trách nhiệm hình sự 

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, hành vi quấy rối, làm phiền người khác qua điện thoại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thoả một trong các yếu tố cấu thành Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017); hoặc Tội vu khống người khác (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017);

Tùy vào mức độ; tính chất; và có đủ căn cứ; hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự được quy định như sau:

Đối với Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; người phạm tội có thể phải đối mặc với hình phạt thấp nhất là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc hình phạt nặng nhất là bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với Tội vu khống người khác theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; người phạm tội có thể phải đối mặc với hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; hoặc hình phạt nặng nhất là bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật quấy rối người khác qua điện thoại
Luật quấy rối người khác qua điện thoại

Thẩm quyền xử phạt hành vi quấy rối người khác qua điện thoại

Thẩm quyền xử phạt vi phạt vi phạm hành chính:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế; buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
  • Kiểm soát viên thị trường.

Thẩm quyền xử lý hình sự:

Nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017); hoặc Tội vu khống người khác (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017);

Thì Toà án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện; và Tòa án quân sự khu vực sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự.

Trong trường hợp:

  • Vụ án hình sự có bị cáo; bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
  • Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện; và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá; thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán; Kiểm sát viên; Điều tra viên; cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh; và Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự.

Cách thức giải quyết khi bị quấy rối qua điện thoại

Người bị quấy rối có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại; bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao); hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.

Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại; tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi; kiểm tra; xác minh; và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối.

Nếu chủ thuê báo quấy rối cố tình vi phạm; doanh nghiệp đó phải ngừng cung cấp dịch vụ; đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin; và truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.

Trong nội dung khiếu nại, bạn cần cung cấp họ tên, số điện thoại của mình; tên của Ngân hàng có hành vi quấy rối và tóm tắt nội dung sự việc.

Ngoài ra, bạn có thể viết đơn tố cáo trình báo lên cơ quan công an nơi có trụ sở của ngân hàng này để có biện pháp ngăn chặn; xử lý hành chính với người có hành vi quấy rối và buộc dừng ngay việc gọi điện quấy rối; gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Luật quấy rối người khác qua điện thoại″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân;hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cách không nhận tin nhắn từ những người lạ mặt quấy rối người khác qua điện thoại?

Cách chặn tin nhắn trên điện thoại không hề giống nhau giữa các dòng smartphone.
Cách chặn tin nhắn từ số lạ trên iPhone
Nếu muốn chặn tin nhắc rác từ số lạ, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác ngay trên ứng dụng iMessage. Bởi ứng dụng nhắn tin hữu ích này đã được trang bị sẵn tính năng bộ lọc thư rác.
Cách thực hiện:
– Bạn vào Cài đặt (Settings). Tiếp theo, bạn chọn Tin nhắn (Message).
– Bạn chỉ cần bật mục Lọc người gửi không xác định (Filter Unknown Senders).
– Sau khi áp dụng 2 bước trên, bạn đã áp dụng cách chặn tin nhắn từ người lạ trên điện thoại thành công. Khi có người ngoài danh bạ gửi tin nhắn đến, iPhone sẽ không thông báo. Đồng thời tự động chuyển tin nhắn này vào một thư mục riêng biệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách chặn tin nhắn trên iPhone với một số điện thoại bất kỳ. Đây là một thủ thuật siêu đơn giản nên bạn không tốn quá nhiều thời gian để tiến hành.
Cách thực hiện:
– Bạn vào Cài đặt. Tại đây, bạn chọn mục Điện thoại hoặc Tin nhắn. Bởi trên iPhone, nếu bạn chặn 1 số bất kỳ, số điện thoại này sẽ không thể gọi điện và nhắn tin cho bạn.
– Tiếp theo, bạn chọn mục Bị chặn => Thêm mới và nhập số điện thoại mình muốn chặn tin nhắn là xong.
– Nếu muốn bỏ chặn, bạn chỉ cần nhấn vào mục Sửa trên góc phải mục Bị chặn. Sau đó, bạn nhấn vào biểu tượng dấu (-) bên cạnh số điện thoại này là xong
Cách chặn tin nhắn từ số lạ trên Android
Android không được trang bị tính năng chặn tin nhắn từ người lạ như iPhone. Tuy nhiên, thay vì chặn tin nhắn từ số lạ trên Android, bạn vẫn có thể dễ dàng chặn tin nhắn từ một số điện thoại bất kỳ mình mong muốn.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn mở tin nhắn đến từ người bạn muốn chặn. Sau đó, bạn nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm (hoặc Menu) trên góc phải.
– Tiếp theo, bạn chỉ cần nhấn Chặn (Block) => OK là xong.
Ngoài ra, để chặn tin nhắn SMS trên Samsung, bạn cũng có thể làm theo phương pháp sau đây:
– Bạn vào ứng dụng Tin nhắn => Biểu tượng 3 chấm trên góc trái màn hình.
– Bạn chọn Cài đặt => Chặn số và tin nhắn => Chặn số. Tại đây, bạn nhập số điện thoại muốn chặn là được.

Cách chặn các cuộc gọi từ những người lạ mặt quấy rối người khác qua điện thoại?

Chặn toàn bộ cuộc gọi đến từ số lạ trên iPhone (ngoài danh bạ)
Cách chặn cuộc gọi ngoài danh bạ này sẽ khác với cách làm trên. Đối với cách làm này, bạn có thể chặn hoàn toàn các số điện thoại mà không nằm trong danh bạ. Chỉ cần cài đặt 1 lần thì tất cả số ngoài danh bạ sẽ được chặn một cách tự động. Thao tác thực hiện rất đơn giản, tham khảo hướng dẫn bên dưới bạn nhé.
Bước 1: Bạn mở điện thoại lên và truy cập vào mục ứng dụng “Cài đặt” trên màn hình. Sau đó, lướt tìm đến danh mục” Không làm phiền” như hình minh họa bên dưới.
Bước 2: Tiếp theo bạn tiếp tục chọn vào  mục “Cho phép cuộc gọi từ”. Ở bước này nếu không tắt mục “Cuộc gọi lặp lại” thì số ngoài danh bạ sẽ không gọi được lần 1, nhưng vẫn gọi được lần 2, 3,.. Bạn nếu muốn tắt hẳn không nhận cuộc gọi ngoài danh bạ iPhone chỉ cần kéo gạt tắt mục “Cuộc gọi lặp lại”. Lưu ý, bạn nên cân nhắc kỹ! Vì khi tắt mục này rồi, bạn sẽ không nhận cuộc gọi từ nhà tuyển dụng, người thân/ bạn bè đổi số điện thoại mới,…
Bước 3: Để chặn được các cuộc gọi ngoài danh bạ trên iPhone bạn hãy tiếp tục chọn vào mục “Tất cả liên hệ”. Lúc này hệ thống iPhone sẽ hiểu rằng cuộc gọi từ số không lưu trong danh bạ sẽ tự động được chặn. Bạn chỉ nhận được các cuộc từ các số điện thoại đã  được lưu trên danh bạ mà thôi.
Bước 4: Cuối cùng bạn chỉ cần  mở tính năng “Không làm phiền” ở trung tâm điều khiển là xong. 
Lưu ý: Khi thực hiện cách cuộc gọi ngoài danh bạ này bạn cần phải cân nhắc thật kỹ nhé. Vì cách làm này có thể ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bạn, khi khách hàng cũ bị mất sim cũ mà phải dùng một số điện thoại khác để liên hệ với bạn, bạn sẽ không nhận được cuộc gọi.
Do đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn cách chặn cuộc gọi đến từ số lạ theo cách một nhé. 
Cách chặn cuộc gọi ngoài danh bạ trên điện thoại Android
Bước 1: Bạn bấm vào hình bánh răng trên góc phải màn hình. Ở mục này sẽ cho bạn rất nhiều sự lựa chọn khác nhau như: số riêng tư, số chưa biết,…giống như hình minh họa bên dưới. Vì là bạn đang muốn chặn cuộc gọi ngoài danh bạn nên ở mục này bạn hãy chọn vào mục “Số chưa biết” nhé. 
Bước 2: Sau đó hãy nhấp vào biểu tượng dấu cộng (+) để thêm số điện mà bạn muốn chặn. Lúc này, hệ thống cũng sẽ hỏi rằng bạn có muốn chặn tin nhắn hay chặn cuộc gọi. Bạn chỉ cần tick vào ô vuông để lựa chọn cách thức mà bạn muốn chặn là xong. 

Nhà mạng xử lý thế nào về tội quấy rối người khác qua điện thoại?

Theo quy định của VinaPhone, quấy rối qua điện thoại là hành vi làm phiền, gây khó chịu cho người khác, thông qua việc trêu đùa, đe dọa, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm hoặc các hành vi làm phiền khác trái ý muốn của người khác.
Người bị coi là quấy rối qua điện thoại nếu thực hiện gửi 5 tin nhắn/ngày trở lên hoặc từ 3 cuộc gọi trở lên trong một ngày. Trong đó, khách hàng bị quấy rối cần cung cấp đầy đủ, chính xác nội dung tin nhắn, thời gian gọi, số lần gọi khi yêu cầu giải quyết các trường hợp quấy rối. VinaPhone khi nhận được khiếu nại sẽ nhắc nhở qua điện thoại hoặc gửi tin nhắn thông báo cho khách hàng đề nghị ngừng quấy rối.
Trong trường hợp khách hàng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này với các thuê bao khác thì nhà mạng này sẽ đưa số thuê bao vào danh sách Blacklist để chặn các cuộc gọi vào tổng đài (nếu là trường hợp quấy rối tổng đài chăm sóc khách hàng và các tổng đài đã có chức năng chặn thuê bao theo Blacklist).
VinaPhone sẽ nhắc nhở khách hàng 1 lần và nếu vi phạm sẽ thực hiện tạm ngừng cung cấp dịch vụ khoái chiều gọi đi. Khách hàng nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì thực hiện cam kết (qua điện thoại và được tổng đài ghi âm). Khách hàng đã cam kết mở lại chiều gọi đi 1 lần nhưng vẫn thực hiện hành vi quấy rối thì sẽ bị khóa chiều gọi đi lại. Lúc này nếu khách hàng muốn tiếp tục sử dụng phải ra điểm giao dịch của VinaPhone để làm cam kết không tái phạm…
Tương tự tại Viettel, quy định khách hàng bị nhá máy, bị gọi từ 3 cuộc trở lên hằng ngày từ một số điện thoại được xem là quấy rối. Khi tiếp nhận phản ánh từ khách hàng qua tổng đài về các số điện thoại quấy rối, Viettel sẽ tư vấn cho khách hàng dịch vụ gọi hoặc nhắn tin blocking để chặn số quấy rối ngay lập tức. Bước cuối cùng sau khi xác minh đúng thuê bao quấy rối nhà mạng này sẽ chặn chiều gọi đi…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.