Quấy rối người khác qua tin nhắn

06/05/2022
Quấy rối người khác qua tin nhắn
676
Views

“Mới đây, mạng xã hội xôn xao vì loạt tin nhắn mang hơi hướng quấy rối tình dục; tán tỉnh hàng loạt nữ sinh của một thầy giáo tại một trường đại học có tiếng. Vụ việc được một nữ sinh được cho là một trong những nạn nhân của thầy báo với nhà trường. Sau khi nữ sinh gửi email về trường; hàng loạt những vụ việc khác tương tự cũng đã được thông báo về nhà trường. Được biết, thầy giáo này đã có vợ con.”

Hành vi quấy rối tình dục người khác hiện đang là hành vi thường xuyên xảy ra. Địa điểm xảy ra hành vi quấy rối cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Các phương thức thực hiện hành vi quấy rối cũng từ đó mà nhiều hơn; từ bằng ánh mắt, cử chỉ, lời nói; đến những tin nhắn qua mạng xã hội. Vậy hành vi quấy rối người khác qua tin nhắn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là hành vi quấy rối người khác bằng tin nhắn?

Hành vi quấy rối người khác bằng tin nhắn là hành vi xúc phạm; làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác thông qua tin nhắn.

Quấy rối người khác qua tin nhắn
Quấy rối người khác qua tin nhắn

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi quấy rối người khác bằng tin nhắn

Theo Luật Viễn thông năm 2009 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau: 

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

Theo điều 102 mục 3 nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến đã quy định:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;

b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;

i) Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;

k) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

l) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;

p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;

q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.

Theo đó, hành vi quấy rối người khác qua tin nhắn có thể phải đối mặt với các mức phạt tiền sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi lợi dụng thư điện tử, tin nhắn, cuộc gọi để đe dọa; quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
  • Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo; khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối người khác qua tin nhắn có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối người khác bằng tin nhắn

Bên cạnh đó, hành vi quấy rối người khác qua tin nhắn có thể phải đối mặt với một trong các mức hình phạt sau:

  • Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp: gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Quấy rối người khác qua tin nhắn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi quấy rối của thầy giáo trên có thể phải đối mặt với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi không?

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng chỉ ra thầy giáo trên có hành vi hiếp dâm với các nữ sinh. Tuy nhiên, nếu có, thầy giáo này hoàn toàn có thể phải đối mặt với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi do những nữ sinh bị thầy gạ gẫm đều đang ở trong giai đoạn từ 16 đến 18 tuổi.

 Hành vi quấy rối tình dục, gạ tình thì bị xử lý như thế nào ?

Trước hết, có thể nói tình trạng ” quấy rối tình dục” hay ” gạ tình” đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Những hành vi có thể được coi là quấy rối tình dục được hiểu là những hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối phương, tại nơi làm việc tạo ra môi trường bất ổn, đáng sợ, thù địch, khó chịu. ” Quấy rối tình dục” được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau:
– Dạng hành vi tác động đến thể chất như sờ mó, tiếp xúc cơ thể, cấu véo, thậm chí tấn công….
– Dạng lời nói: những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục…
– Dạng phi lời nói: thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể, không đúng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm…
Với những dấu hiệu trên, có thể nói rằng những hành vi mà trưởng phòng của chị đối với chị có thể được coi là ” quấy rối tình dục”.

Những hành vi “quấy rối tình dục” có bị pháp luật xử lý không

Mặc dù những hành vi này không đến mức bị chịu trách nhiệm hình sự về các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm hay dâm ô người dưới 16 tuổi…nhưng những hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.