Xử lý hành vi quấy rối tình dục thế nào?

21/10/2021
Xử lý hành vi quấy rối tình dục thế nào?
632
Views

Quấy rối tình dục luôn là vấn đề được quan tâm và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Đây là hành vi suy thoái về đạo đức; lệch lạc trong lối sống; gây tổn thương về nhiều mặt tới nạn nhân. Vậy pháp luật quy định biện pháp xử lý hành vi quấy rối tình dục thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Nghị định 167/2013/NĐ- CP;
  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật hình sự 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN

Khái niệm “quấy rối tình dục”

Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục với người khác mà chưa được sự chấp thuận; hành vi này gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của người bị tác động.

Đây là hành vi không được chấp nhận; không mong muốn; và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận; và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu. 

Hình thức quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể là hành vi liên quan đến thể’ chất, lời nói hoặc phi lời nói, bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất

Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, hay cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.

Quấy rối tình dục bằng lời nói

Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.

Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói

Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay. Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Pháp luật quốc tế quy định thế nào về quấy rối tình dục

Pháp luật quốc tế luôn dành những ưu tiên tối đa cho nữ giới trước những hành vi xâm hại quyền và lợi ích của họ. Và trong vấn đề quấy rối tình dục cũng vậy.

Chủ thể thực hiện hành vi quấy rối tình dục là nam giới; trong khi phụ nữ luôn là nạn nhân. Mục đích của luật công pháp quốc tế khi quy định về quấy rối tình dục là nhằm hướng tới xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong nạn quấy rối, xoá bỏ tình trạng chịu đựng bị quấy rối và kêu gọi sự lên tiếng từ phía phụ nữ. Trong các điều ước quốc tế về quyền của phụ nữ, phải kể đến Công ước CEDAW về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước tuy không nêu chi tiết liên quan đến vấn đề quấy rối tình dục nhưng cũng đã khái lược cơ bản những quyền của phụ nữ phải được đảm bảo tại nơi làm việc. Trong các quyền đó tất nhiên có quyền yêu cầu chấm dứt quấy rối tình dục. 

Xử lý hành vi quấy rối tình dục thế nào?

Biện pháp xử lý hành chính

Quấy rối tình dục thường được thực hiện thông qua các hành động liên quan đến thể xác; hoặc lời nói…Vì vậy hành vi này có thể bị xử lý hành chính; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Người thực hiện hành vi có thể chịu trách nhiệm dân sự

Ngoài ra, trong trường hợp nạn nhân chứng minh được hành vi quấy rối đã xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự; nhân phẩm; uy tín:

Điều 32 BLDS năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…

Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34 BLDS năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình…

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ; cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ…

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi; cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Truy cứu hình sự hành vi QRTD nơi làm việc chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể.

Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về:

Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;


g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động trong quá trình làm việc mà bị “quấy rối tình dục” có được nghỉ việc không?

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói; hành vi nhục mạ; hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc; theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc; mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Hành vi nào không được coi là hành vi quấy rối tình dục?

Những lời khen hoặc khích lệ thông thường được chấp nhận hoặc phù hợp về mặt văn hóa, xã hội không bị coi là hành vi quấy rồi tình dục. Hành vi giao cấu đồng thuận (trừ hành vi pháp luật cấm như giao cấu với trẻ em, giao cấu với người chưa thành niên…), tiếp nhận hay đáp lại đều không được xem là hành vi quấy rối tình dục.

Đánh giá bài viết

Trả lời