Khi hôn nhân không thể cứu vãn, thì lựa chọn tốt nhất để giải thoát cho cả hai là ly hôn. Một trong những lí do dẫn đến ly hôn nhiều nhất hiện nay là ngoại tình. Vậy luật ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được giải đáp nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
Ngoại tình là gì?
Theo quy định của pháp luật, không có một văn bản nào quy định về khái niệm ngoại tình. Tuy nhiên, pháp luật sử dụng một cụm từ khác thay thế: “Hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”.
Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định:
“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”
Nếu chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu hai bên vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Khi giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án sẽ dựa vào độ tuổi của con và các điều kiện vật chất, tinh thần của cha mẹ để phân quyền nuôi con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ nuôi chỉ trong trường hợp không đủ điều kiện, có thỏa thuận khác thì xem xét giải quyết phù hợp với lợi ích cho con.
Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi, Tòa án xem xét quyền lợi về mọi mặt của con để giao cho người có đủ điều kiện để nuôi.
Con trên 07 tuổi, ngoài các quyền lợi của con, Tòa án sẽ tham khảo thêm nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai.
Như vậy, việc chồng ngoại tình không phải là căn cứ chính để Tòa án “tước” quyền nuôi con của người chồng. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được chồng ngoại tình liên quan đến việc suy cấp đạo đức nghiêm trọng, thậm chí ngoại tình nên không có thời gian quan tâm, yêu thương con thì bạn có thể yêu cầu tòa cho bạn nuôi con.
Ngoại tình có ảnh hưởng đến việc chia tài sản khi ly hôn?
Việc chứng minh lỗi của một bên dẫn đến việc ly hôn rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Khi phân chia tài sản chung của vợ chồng, tòa án sẽ căn cứ dựa trên những yếu tố quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2015 trong đó có yếu tố: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”
Theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định:
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
-Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình
Hồ sơ thực hiện
Những giấy tờ cần thiết để ly hôn bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.
* Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
* Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.
Trình tự thực hiện ly hôn
Đối với ly hôn đơn phương
Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng – người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên).
Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
Đối với ly hôn thuận tình
Bước 1: Thụ lý đơn. Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.
Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn tố cáo ngoại tình mới năm 2022
- Thời hạn chia tài sản sau ly hôn
- Mức phạt đối với người thứ ba phá hoại hôn nhân của người khác năm 2022
- Năm 2022, không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Luật ly hôn khi chồng ngoại tình“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất; khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:
– Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;
– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết kéo dài hơn, có thể từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.