Năm 2022, không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?

06/10/2022
Năm 2022, không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?
273
Views

Xin chào Luật sư 247. Anh chị tôi đã kết hôn 5 năm nhưng đã ly hôn thời gian gần đây. Tôi có thắc mắc rằng việc chị tôi không cho anh tôi thăm con vì không cấp dưỡng thì có đúng quy định pháp luật không? Không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không? Việc ngăn cản không cho thăm con sau ly hôn có bị xử phạt không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?

Tiền cấp dưỡng nuôi con được hiểu là những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.

Căn cứ theo điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng, cụ thể như sau:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu tiền/tháng; mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng; dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng; thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc. Tuy nhiên; nếu tòa án phán quyết mức cấp dưỡng vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng; thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng; hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Cha không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Theo quy định trên, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên vừa là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

…”

Không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?
Không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con căn cứ theo khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Như vậy, việc chị của bạn không cho người chồng thăm con vì không cấp dưỡng đủ cho con là trái quy định pháp luật.

Cha bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong trường hợp không cấp dưỡng đủ cho con không?

Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Theo quy định trên, quyền của cha đối với con chưa thành niên bị hạn chế trong trường hợp:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ngăn cản cha thăm nuôi con vì không cấp dưỡng đủ cho con có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Theo quy định trên, hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP dưới đây:

“Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với hành vi cấp dưỡng cho con.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Năm 2022, không chu cấp có được quyền thăm con sau ly hôn hay không?”. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về thủ tục ly hôn thuận tình/đơn phương hay sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh nhất…. của Luật sư 247, hãy liên hệ hotline: 0833 102 102 

Câu hỏi thường gặp

Có được thỏa thuận về mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn không?

Cấp dưỡng tuy là nghĩa vụ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; nhưng pháp luật vẫn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên về mức cấp dưỡng hay nghĩa vụ cấp dưỡng. Mặc dù không nêu quy định cụ thể về việc nếu vợ và chồng khi ly hôn nhận nuôi con nhưng thống nhất bên còn lại không cần cấp dưỡng; trên thực tế Tòa án có thể chấp nhận hay không chấp nhận thỏa thuận của các bên về việc người còn lại không phải cấp dưỡng.

Theo quy định hiện hành, có thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác không?

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; có quan hệ huyết thống với nhau; là nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác.

Không đăng ký kết hôn thì có phải cấp dưỡng hay không?

Trẻ em sinh ra được đảm bảo hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ xác định giữa cha mẹ và các con; mà không cần căn cứ vào việc đã đăng ký kết hôn hay chưa. Vì vậy, đối với trường hợp cha mẹ; mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng; chăm sóc con cái đến khi đủ tuổi thành niên.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.