Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022

20/06/2022
Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022
462
Views

Ta nhận thấy; việc nhận nuôi con nuôi đã trở thành một biện pháp tích cực giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa có mái ấm gia đình; được chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên; hiện nay tình trạng lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động lại diễn ra khá phổ biến; ta không khó để bắt gặp hình ảnh các em bé đi xin ăn; bán đồ dọc đường;… vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết: Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về việc cho nhận con nuôi

Nguyên tắc của việc cho, nhận con nuôi

Theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; nguyên tắc giải quyết việc nhận nuôi con nuôi như sau:

1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi; cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

Trong đó; gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi; đảm bảo cho trẻ em được nhận sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ chính máu mủ, ruột thịt của mình; là tiền đề để trẻ em phát triển tốt về mặt tâm lý, tạo điều kiện để phát triển toàn diện.

2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền; lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng; không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

  • Người nhận con nuôi là cha mẹ nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
  • Người được nhận làm con nuôi là con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa để người được nhận nuôi có điều kiện được nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trong môi trường gần gũi, quen thuộc.

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Điều kiện đối với người nhận nuôi

Đối với người nhận con nuôi trong nước thì Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định rõ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế; chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục con nuôi tốt nhất
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Đối với người nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì ngoài những điều kiện nêu trên; cha mẹ nuôi còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của nước nơi:

  • Người cha mẹ nuôi thường trú nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi
  • Người con được nhận nuôi thường trú nếu công dân Việt Nam muốn nhận người nước ngoài làm con nuôi

Ngoài ra; đối với cha mẹ nuôi, các đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên hơn:

  • Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
  • Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Đáng lưu ý: Nếu nhiều người cùng hàng ưu tiên đều muốn nhận một người làm con nuôi; thì người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con tốt nhất sẽ được ưu tiên hơn.

Điều kiện để được làm con nuôi

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010; thì một người chỉ được nhận người khác làm cha mẹ nuôi khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là trẻ em dưới 16 tuổi
  • Khi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải thuộc các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Đặc biệt là một người chỉ được một người độc thân hoặc một cặp vợ chồng nhận nuôi.

Ngoài ra; Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy; ta có thể thấy rằng từ nguyên tắc cho đến các điều kiện của cho; nhận con nuôi đều hướng tới bảo vệ tối đa lợi ích của trẻ em; chính vì vậy bất cứ hành vi nào nhằm lợi dụng việc cho nhận con nuôi để trục lợi; bóc lột; thực hiện hành vi phạm pháp;… đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

Quy định về lao động trẻ em

Hiện nay; độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là 15 tuổi; trừ một số trường hợp đặc biệt thì được sử dụng lao động dưới 15 tuổi nhưng cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Theo Điều 143 BLLĐ năm 2019; người lao động dưới 15 tuổi chỉ được làm những công việc sau:

  • Người chưa đủ 13 tuổi: Làm công việc nghệ thuật, thể dục; thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực; nhân cách và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND tỉnh;
  • Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: Làm công việc nhẹ theo danh mục tại Thông tư 09/2021 như: Biểu diễn nghệ thuật; Vận động viên thể thao; Lập trình phần mềm; Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống,…

Về chế độ làm việc:

  • Thời gian nghỉ ngơi: Được bố trí nghỉ giải lao giữa giờ làm việc; được nghỉ hằng năm 14 ngày nếu làm việc đủ 12 tháng cho 01 người sử dụng lao động.
  • Thời gian làm việc: Không được quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; Được bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người lao động.
  • Không phải làm việc tại những nơi sau: Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; cơ sở giết mổ gia súc; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ;…

Bóc lột sức lao động trẻ em có thể hiểu là hành vi sử dụng vũ lực; thủ đoạn;… để bắt trẻ em làm việc quá sức của mình hoặc chiếm thành quả lao động của chúng. Bất cứ hành vi bóc lộc sức lao động nào đều bị xử lý theo quy định.

Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào?

Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022
Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022

Nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao đông sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; cụ thể như sau:

Phạt tiền

Theo quy định tại khoản 3; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Mua chuộc; ép buộc; đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
  • Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
  • Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.

Như vậy; hành vi lợi dụng việc nhận trẻ em làm con nuôi để bóc lột sức lao động sẽ bị xử phạt theo quy định với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trên thực tế; không chỉ các cá nhân mà hiện nay nhiều đường dây bao gồm nhiều người đã lợi dụng việc nhân đạo này để trục lợi; ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của trẻ em. Vì vậy; theo tác giả; mức phạt này chưa đủ sức răn đe.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt tiền; chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; cụ thể:

  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản; các điểm b và c khoản 3 Điều này;
  • Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

=> Như vậy; việc nhận trẻ em làm con nuôi để bóc lột sức lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; ngoài ra còn phải chịu mọi chi phí khám chữa bệnh và các chi phí khác như chăm sóc; bồi dưỡng cho đứa trẻ.

Thẩm quyền xử phạt hành vi lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động

Đối với các mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như trên thì người dân lại đặt ra một câu hỏi là cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xử phạt.

Cụ thể; theo quy định pháp luật thì các cá nhân có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền xử pahjt bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp
  • Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp
  • Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp
  • Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
  • Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022?  “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ai không được nhận con nuôi theo quy định?

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh
– Đang chấp hành hình phạt tù
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội sau đây:Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Ông bà có được nhận cháu làm con nuôi không?

Theo quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi về các hành vi bị nghiêm cấm: Tại khoản 6 Điều 13 quy định cụ thể như sau: “Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.”
Căn cứ quy định trên; việc ông bà không được nhận cháu làm con nuôi là trái pháp luật.

Sử dụng lao động trẻ em làm những công việc ngoài danh mục pháp luật cho phép bị phạt bao nhiêu?

Trường hợp sử dụng lao động là người chưa đủ 15 tuổi làm công việc; tại nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên (như mang, vác, sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất; khí gas, chất nổ; nấu, thổi, đúc, hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt cá xa bờ…) hoặc sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì cá nhân; tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.