Lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa bị xử phạt ra sao theo quy định?

18/08/2021
1133
Views

Tình trạng lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền trong tất cả các ngày càng gia tăng. Các đối tượng cấu kết nhằm chiếm đoạt tài sản có tổ chức và ngày càng tinh vi; rất khó cho các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra. Lập hồ sơ khống nhằm chiếm đoạt tài sản khó phát hiện do tồn tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau và thường có tổ chức ; đặc biệt các đối tượng ở đây đều là người có chức vụ, quyền hạn. Vừa qua 3 Cán bộ xã bị cáo buộc lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa và đang trong thời gian điều tra. Vậy Lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa sẽ bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau.

“Ngày 17/8, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã khởi tố bị can với ông Nguyễn Mão (cựu chủ tịch xã Hợp Thành); Trường Văn Chung (48 tuổi, kế toán trưởng); Nguyễn Công Bằng (35 tuổi, công chức địa chính); và Nguyễn Thị Thương (44 tuổi, công chức tư pháp) cùng về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo hồ sơ, từ năm 2016 đến 2018; ông Nguyễn Mão đương chức chủ tịch UBND xã Hợp Thành đã chỉ đạo 3 thuộc cấp nói trên lập khống hồ sơ chi hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm Chùa, xã Hợp Thành. Hành vi này bị cáo buộc gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đồng. Trên thực tế công trình này đã được xã hỗ trợ xây dựng 350 triệu đồng.”

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là hành vi lập hồ sơ khống?

Hành vi lập hồ sơ khống là hành vi tạo lập hồ sơ giả, hồ sơ không có thật gây thiệt hại cho Nhà nước; với nhiều mục đích khác nhau. Thực tế có hành vi không gây thiệt hại về vật chất kinh tế cho các đương sự; nhưng ảnh hưởng rất lớn uy tín của ngành, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với cán bộ, Nhà nước.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hình phạt chính

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Một là, có tổ chức

Hai là, phạm tội 02 lần trở lên

Ba là, gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Hình phạt chính

Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

– Làm chết người

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

Một là, làm chết 02 người;

Hai là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

Ba là, gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

Một là, làm chết 03 người trở lên;

Hai là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

Ba là, gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa bị xử phạt ra sao theo quy định

Theo quan điểm của tôi, ông Nguyễn Mão chủ tịch UBND xã đã chỉ đạo 3 thuộc cấp nói trên lập khống hồ sơ chi hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm Chùa, xã Hợp Thành; với hành vi này ông Mão có thể bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” với phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đồng và hành vi kéo dài theo hồ sơ là từ năm 2016 đến 2018 đã có những sai phạm.

Các đối tượng còn lại Trường Văn Chung (48 tuổi, kế toán trưởng); Nguyễn Công Bằng (35 tuổi, công chức địa chính); và Nguyễn Thị Thương (44 tuổi, công chức tư pháp); đã không kiểm tra, thẩm định các giấy tờ, biên bản liên quan đến hồ sơ có thể bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; với mức phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Hiện nay vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra và nhiều tình tiết vẫn chưa được hé lộ; nên hành vi sai phạm của các đối tượng chưa thể định được khung hình phạt cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vụ việc “Lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa bị xử phạt ra sao“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có vấn đề pháp lý khó khăn cần giải đáp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Một số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa với những biểu hiện gian dối trong công tác

Hành vi gian dối của cán bộ, công chức, viên chức thể hiện ở việc chỉnh sửa lý lịch, khai man tuổi tác, tùy tiện đặt các quy định, thủ tục gây sách nhiễu, phiền hà,… để trục lợi cá nhân một cách bất chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời