Theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe (còn gọi là bằng lái xe). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do sơ suất chủ xe đã để quên bằng lái xe ở đâu đó và không may rằng lúc này lại bị cảnh sát giao thông kiểm tra. Vậy phải làm sao để chứng minh mình quên bằng lái xe? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bằng lái xe là gì?
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người.
Cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Mức phạt lỗi không có bằng lái cao hơn nhiều lần so với lỗi không mang
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy phép lái xe được quy định như sau:
– Đối với xe mô tô
+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 21).
(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe:
- Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).
- Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).
– Đối với xe ô tô
+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 21).
(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21).
Như vậy, mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe cao hơn rất nhiều lần so với việc không mang.
Làm sao để chứng minh mình quên bằng lái xe khi gặp cảnh sát giao thông?
Trước đây, khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn có hiệu lực đã chưa linh hoạt trong việc hướng dẫn người có thẩm quyền xác định lỗi “quên” và “không có” bằng lái của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khiến việc xử phạt gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, việc lái xe chứng minh mình “quên mang” Giấy phép đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Cụ thể, theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có Giấy phép lái xe (và hành vi vi phạm khác), sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.
Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.
Nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có Giấy phép lái xe.
Như vậy, nếu quên mang bằng lái, người tham giao thông không cần phải chứng minh với CSGT ngay ở thời điểm phạm lỗi mà chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong đúng thời hạn. Quy định này cho thấy Nghị định 100 đã khắc phục được điểm thiếu sót của Nghị định 46, tạo điều kiện thuận lợi cho người quên Giấy phép lái xe dễ dàng chứng minh lỗi của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?
- Độ tuổi nào được thi lấy bằng lái xe?
- Hướng dẫn xin cấp lại bằng lái xe máy online nhanh chóng
- Cách làm lại bằng lái xe máy
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Làm sao để chứng minh mình quên bằng lái xe khi gặp cảnh sát giao thông?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực GPLX kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính GPLX.
Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.