Vi bằng với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

05/04/2022
Vi bằng với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
569
Views

Hiện nay rất nhiều trường hợp“cò đất” hướng dẫn người mua lập vi bằng mua bán đất để thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, đây là hành vi không đúng quy định; và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua. Vi bằng mặc dù đã được nghe rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về việc lập vi bằng. Vậy việc lập vi bằng có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động chuyển nhượng đất? Các trường hợp nào không được lập vi bằng? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Vi bằng với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Vi bằng là gì?

Vi bằng là thuật ngữ được nhiều người dân biết đến, nhất là vi bằng liên quan đến nhà đất. Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định rõ về vi bằng như sau:

“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật trong phạm vi toàn quốc; trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Vi bằng thực chất chỉ là văn bản xác nhận một sự kiện có thật tuy nhiên nó không có giá trị pháp lý như việc công chứng, chứng thực; hoặc xác nhận sao y bản chính. Chính vì vậy:

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng; văn bản chứng thực; văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nhiều người lầm tưởng rằng; việc lập vi bằng cho hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai cũng tương tự như công chứng; chứng thực. Do đó nhiều vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã xảy ra do sai lầm này.

Tuy nhiên vi bằng không thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Do đó với hợp đồng chuyển nhượng đất; bắt buộc bạn phải ra cơ quan có thẩm quyền để thực hiện công chứng, chứng thực. Điều này nhằm đảm bảo đúng quy định pháp luật; bảo vệ quyền lợi cho các bên.

Lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất là không đugns quy định pháp luật

Khoản 4, 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP; quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau:

4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”.

Căn cứ theo quy định trên, Thừa phát lại không được lập vi bằng để xác nhận nội dung; việc ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Những trường hợp liên quan tới nhà đất được lập vi bằng

Trong một số trường hợp, Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất. Sau đây là một số sự kiện được lập vi bằng với nhà, đất:

– Xác nhận tình trạng nhà, đất.

– Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp; khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

– Ghi nhận việc đặt cọc,…

Thủ tục lập vi bằng

Trên cơ sở yêu cầu của người mong muốn lập vi bằng, thừa phát lại tiến hành lập vi bằng.

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có); và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập, Thừa phát lại giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng; Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Vi bằng với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thừa phát lại là ai?

Theo Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 08/2020/NĐ- CP quy định:
“Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;”
Thừa phát lại là một trong các chức danh giúp cho các cơ quan nhà nước giảm nhẹ gắng nặng về các công việc hành chính. Đây chính là một trong các chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự.

Khi nào có thể yêu cầu cấp bản sao của vi bằng?

-Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
-Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.