Điều kiện để được bổ nhiệm trở thành Thừa phát lại

27/10/2021
Điều kiện để được bổ nhiệm trở thành Thừa phát lại
398
Views

Sự ra đời của Thừa phát lại là một bước tiến mới đối với pháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống tố tụng dân sự nói riêng. Vậy Thừa phát lại là gì? Vai trò và chức năng của thừa phát lại trong thi hành án dân sự? Điều kiện để được bổ nhiệm trở thành Thừa phát lại bao gồm những gì? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Thông tư 05/2020/TT-BTP

Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-TANDTC-BTC.

Nội dung tư vấn

Định nghĩa

Thừa phát lại được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về thừa phát lại, cụ thể:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Nghĩa là, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

Vai trò của Thừa phát lại

+ Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

+ Thừa phát lại được thực hiện 4 nhiệm vụ chính: Tống đạt văn bản giấy tờ của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án.

+ Thừa phát lại được làm nhiều việc hơn Chấp hành viên (ngoài chức năng thi hành án, Thừa phát lại còn tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng). Đây là những chức năng vốn có của Thừa phát lại đã từng tồn tại ở nước ta trước đây và hiện nay tại một số quốc gia khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi hành án, chức năng thi hành án của Thừa phát lại hẹp hơn so với Chấp hành viên.

Chi phí thực hiện công việc

Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-TANDTC-BTC. Cụ thể như sau:

Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án

Do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.

Chi phí tống đạt

Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương sự phải chịu chi phí thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho văn phòng Thừa phát lại. Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước chịu thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho văn phòng Thừa phát lại.

– Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-TANDTC-BTC quy định:

+ Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt theo mức, trong phạm vi quận, huyện nơi đặt trụ sở Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự không quá 50.000 đồng/việc (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng); 

+ Ngoài phạm vi quận, huyện nơi đặt trụ sở Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, nhưng trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không quá 100.000 đồng/việc (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).

– Trường hợp giao Thừa phát lại tống đạt ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự phải xác định thời gian cụ thể để ký hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt.

+ Mức chi phí để thỏa thuận với Thừa phát lại tống đạt trong trường hợp này bao gồm: Tiền tàu xe đi, về bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ phương tiện máy bay); tiền phòng nghỉ không quá 130.000 đồng/01 ngày; tiền lưu trú không quá 70.000 đồng/01 người/01ngày (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).

Chi phí trực tiếp tổ chức thi hành án

Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự.Những vụ việc phức tạp, văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.

Thừa phát lại là chế định còn khá mới ở nước ta. Tuy nhiên, chế định này đã đóng vai trò tích cực trong việc “ Phát huy khả năng và tính chủ động tích cực của người dân trong đời sống xã hội, phát huy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân trong các quan hệ pháp luật dân sự, hành chính; xác định lại đúng mức độ, phạm vi can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, qua đó, giảm khối lượng công việc và gánh nặng chi phí của Nhà nước cho hoạt động thi hành án dân sự, làm tinh gọn bộ máy và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước” [1] . Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần nghiên cứu hoàn thiện; và nhân rộng mô hình thừa phát lại trên phạm vi cả nước.

Điều kiện trở thành Thừa phát lại

Việc bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.

– Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp; hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài; hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Trong đó, có một số trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại; nêu tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP nếu có các giấy tờ gồm:

– Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều trai viên… kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm các chức vụ này từ 05 năm trở lên…

– Thẻ luật sư, thẻ công chứng viên kèm theo gian đã hành nghề luật sư; công chứng từ 05 năm trở lên…

– Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư ngành luật, Bằng tiến sĩ Luật…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Điều kiện để được bổ nhiệm trở thành Thừa phát lại“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?

Điều kiện để được cấp Sổ đỏ lần đầu hiện nay

Câu hỏi liên quan

Văn phòng Thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Quyền hạn của văn phòng Thừa phát lại bao gồm?

Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho văn phòng mình. Do đó, có nghĩa vụ quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ.
Bởi vậy, Văn phòng Thừa phát lại sẽ thực hiện các công việc mà Thừa phát lại thực hiện gồm:
– Tống đạt tài liệu, giấy tờ, hồ sơ;
– Lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện thật tế đã xảy ra theo yêu cầu như chuyển tiền, đặt cọc mua bán nhà đất, giao nhận tiền…
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu;
– Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa theo yêu cầu của đương sự.

Các điều cấm Thừa phát lại không được thực hiện?

– Tiết lộ thông tin về công việc của mình hoặc sử dụng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
– Đòi hỏi lợi ích vật chất ngoài chi phí đã ghi nhận trong hợp đồng.
– Kiêm nhiệm công chứng, luật sư, thẩm định giá,…
– Không nhận những vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích bản thân và vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc nuôi, ông bà nội hoặc ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì, anh chị em ruột của Thừa phát lại hoặc của vợ/chồng; cháu ruột gọi Thừa phát lại là ông, bà, chú, cậu, cô, dì.
– Công việc bị cấm khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời