Khi muốn bảo hộ logo của mình bằng pháp luật, trước hết các cá nhân, tổ chức cần đăng ký logo của mình. Tuy nhiên, nhiều người còn đăng lúng túng trong việc đăng ký logo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm một số kinh nghiệm đăng ký logo mà bạn nên biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký bảo hộ logo là gì?
Đăng ký bảo hộ logo là việc Chủ sở hữu logo thực hiện các thủ tục pháp lý để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền sở hữu logo của mình thông qua việc đăng ký.
Đăng ký bảo hộ logo giúp chủ sở hữu hoàn toàn yên tâm trong quá trình xây dựng thương hiệu, tránh sự xâm phạm sở hữu trí tuệ từ các chủ thế khác. Khi có tranh chấp xảy ra, logo đã đăng ký sẽ được bảo hộ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ.
Lợi ích của việc đăng ký logo?
Đăng ký logo là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Những lợi ích mà doanh nghiệp có được khi đăng ký bảo hộ logo cụ thể như:
- Tạo nền tảng pháp lý bảo vệ logo cho doanh nghiệp. Khi đăng ký tạo nền tảng để logo được công nhận về mặt pháp lý, được pháp luật bảo vệ, tránh xảy ra các hành vi xâm phạm.
- Tạo niềm tin đối với khách hàng. Sự chứng nhận của cơ quan nhà nước đối với logo dù trên phương diện nào đều có giá trị củng cố niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển hơn.
- Hạn chế được những nhầm lẫn về logo với các doanh nghiệp khác. Với sự bảo vệ của pháp luật khi logo đã được đăng ký tránh được việc các doanh nghiệp khác giả mạo hoặc cố tình sử dụng nhận diện logo của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đăng ký sau nếu có sự trùng lặp logo đã được đăng ký trước đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Tạo tiền đề giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài. Khi logo của doanh nghiệp được bảo vệ về mặt pháp luật, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các hoạt động quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới sản xuất, dịch vụ cũng trở nên dễ dàng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đăng ký logo dưới hình thức nào?
Logo theo Luật sở hữu trí tuệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới 02 loại hình:
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Như vậy, logo có thể được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và được bảo hộ quyền tác giả.
Nhãn hiệu
Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Về mức độ bảo hộ:
- Mức độ bảo hộ cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng yếu hơn so với bảo hộ nhãn hiệu vì chỉ khi doanh nghiệp khác có logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền. Còn nhãn hiệu chỉ có dấu hiệu trùng hoặc tương tự thì đã bị vi phạm.
- Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc thuộc về người nộp đơn đầu tiên. Còn logo mặc nhiên được bảo hộ khi tác phẩm hoàn thành.
Căn cứ vào mục đích sử dụng logo mà người chủ sở hữu có thể lựa chọn tiến hành đăng ký bản quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu. Hoặc để đảm bảo lợi ích tốt nhất thì có thể tiến hành đăng ký cả hai thủ tục này.
Một số kinh nghiệm đăng ký logo mà bạn nên biết:
- gồm có 2 đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ và Cục bản quyền
Một số kinh nghiệm khi đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ
- dưới đây một số kinh nghiệm khi đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Nên tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn
Tra cứu logo là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ để tránh tình trạng đơn đăng ký logo bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn với các logo khác.
Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác logo của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:
– Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu
– Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nên tiến hành đăng ký hưởng quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên khi đăng ký logo được hiểu là quyền của đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký logo trùng hoặc tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự thì đơn đó có quyền ưu tiên để cấp văn bằng bảo hộ.
Chuẩn bị thiếu hoặc sai tài liệu, hồ sơ đăng ký logo
Hồ sơ đăng ký logo phải được chuẩn bị đầy đủ và chính xác trước khi nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường khi mang nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ, chuyên viên nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát tất cả các giấy tờ. Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc thiếu sót, chuyên viên ngay lập tức sẽ trả lại hồ sơ để yêu cầu người nộp bổ sung.
Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký logo;
- Mẫu logo;
- Chứng từ lệ phí;
- Giấy ủy quyền cho (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan.
Ở đây, mẫu logo phải đáp ứng được các điều kiện cá biệt và đặc thù (đáp ứng được các yêu cầu về cả hình thức và nội dung). Các thông tin trong tờ khai phải chính xác và khớp với nhau. Đặc biệt lưu ý đến phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai. Cụ thể phải làm rõ được khả năng phân biệt của logo như chỉ rõ các yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của logo, phiên âm các từ ngữ không phải là tiếng Việt và mô tả phần hình họa các từ ngữ đó nếu là yếu tố phân biệt cần bảo hộ, nêu chính xác vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu lên sản phẩm.
Thời gian đăng ký logo tại Cục Sở hữu trí tuệ
Thời gian đăng ký logo sẽ được chia thành nhiều giai đoạn trong quá trình thực hiện công việc và được tính như sau:
+ Soạn hồ sơ và nộp đơn đăng ký: 1-2 ngày
+ Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng tính từ ngày nộp đơn
+ Đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp về tình trạng đơn: 1 tháng sau khi thẩm định hình thức
+ Thẩm định nội dung đơn đăng ký: 9-12 tháng
+ Ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký: 1-2 tháng
Như vậy, tổng thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký sẽ vào khoảng từ 12 – 16 tháng. Tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ khoảng từ 22-28 tháng (do số lượng đơn đăng ký thực tế là quá lớn).
Một số kinh nghiệm khi đăng ký logo tại Cục bản quyền
- Dưới đây một số kinh nghiệm khác khi muốn đắng ký logo ở Cục bản quyền
Nơi nộp đơn đăng ký quyền tác giả cho logo
Có thể trực tiếp nộp đơn đăng ký logo hoặc ủy quyền cho một tổ chức hay cá nhân thực hiện việc nộp đơn. Hoặc thậm chí cũng có thể nộp đơn đăng ký qua đường bưu điện tới một trong các cơ quan dưới đây tùy thuộc vào vị trí đặt cơ quan đó thuận tiện nhất:
- Cục Bản quyền tác giả có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội;
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại thành phố Đà Nẵng;
- Hoặc nếu không cư trú tại các thành phố trực thuộc trung ương nêu trên cũng có thể nộp đơn đăng ký quyền tác giả tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại nơi cư trú hoặc thấy thuận tiện nhất cho mình.
Hồ sơ đăng ký bản quyền logo cần những gì?
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo trước hết cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ với các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả cho logo theo mẫu. Lúc này Cục SHTT sẽ xem xét cấp văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho logo dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
- 02 bản sao mẫu thiết kế logo;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
Sau khoảng 15 ngày nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp văn bằng bảo hộ bản quyền cho logo.
Thời gian đăng ký bản quyền logo tại Cục bản quyền tác giả
Về thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả cho logo, theo quy định tại Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ là 15 ngày. Tuy nhiên, thực tế thời gian đăng ký thường kéo dài thêm và trong khoảng thời gian từ 20-30 ngày (tính từ ngày hồ sơ hợp lệ).
Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247
Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
- Tư vấn hình thức đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
- Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).
Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ logo của Luật sư 247
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thương hiệu độc quyền theo quy định năm 2022
- Đăng ký nhãn hiệu online năm 2022
- Đăng ký nhãn hiệu logo tại Việt Nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Kinh nghiệm đăng ký logo mà bạn nên biết”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bị trả lại hồ sơ thì cần phải phúc đáp và thực hiện các yêu cầu mà Cục sở hữu trí tuệ và cục bản quyền đưa ra hoặc sửa đổi, bổ sung đơn cho hợp lệ. Lưu ý việc sửa đổi, bổ sung này không được mở rộng phạm vi bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Ngoài việc có đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì người thực hiện còn phải lưu ý thêm: Mẫu logo phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Căn cứ Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn đăng ký logo có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
– Người nộp đơn phải là những trường hợp sau: Là công dân Việt Nam; Là công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; Là công dân nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước khác.