Khung giá đất bảng giá đất và giá đất cụ thể theo quy định pháp luật là gì?

04/09/2021
Khung giá đất bảng giá đất và giá đất cụ thể theo quy định pháp luật là gì?
842
Views

Các quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp và không phải ai cũng nắm rõ về các quy định này. Liên quan tới nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi. Cụ thể có câu hỏi như sau về khung giá đất bảng giá đất và giá đất của một bạn độc giả:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay trong lĩnh vực đất đai có các khái niệm như khung giá đất, bảng giá đất và giá đất. Tôi có thắc mắc rằng ba khái niệm đó là một hay có khác biệt? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013
Nghị định 96/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Để trả lời cho câu hỏi trên; trước tiên chúng ta hãy đi làm rõ khái niệm của 3 nội dung này: khung giá đất, bảng giá đất và giá đất.

Khung giá đất là gì?

Sự khác biệt của khung giá đất so với bảng giá đất và giá đất cụ thể được quy định như sau:

Theo điều 113, Luật đất đai 2013, Khung giá đất được quy định như sau:

Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất; theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa; hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.

Hiện nay khung giá đất đang được áp dụng theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP.

Bảng giá đất là gì?

Khái niệm bảng giá đất?

Sự khác biệt của bảng giá đất với khung giá đất và giá đất cụ thể được quy định như sau:

Theo điều 114, Luật đất đai 2013, khái niệm bảng giá đất có thể được hiểu như sau:

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất; UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần; và công bố công khai vào ngày 1 tháng 1 của năm đầu kỳ. Như vậy; mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ có bảng giá đất riêng áp dụng cho địa phương mình.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất; khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất; hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động; UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Chức năng của bảng giá đất?

Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:

– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình; cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

– Tính thuế sử dụng đất.

– Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.

– Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Giá đất cụ thể là gì?

Khái niệm giá đất cụ thể

Sự khác biệt của giá đất với khung giá đất và bảng giá đất cụ thể được quy định như sau:

UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể (Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể). Trong quá trình thực hiện; cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

Chức năng của giá đất cụ thể

Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:

– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất; vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.

– Tính tiền cho thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

– Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

– Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Giải quyết tình huống

Đầu tiên cần xác định đây là ba khái niệm hoàn toàn riêng biệt và khác nhau.

Hy vọng với sự giải thích ở trên; các bạn sẽ phân biệt được sự khác nhau cũng như ý nghĩa và vai trò của ba khái niệm khung giá, đất bảng giả đất và giá đất.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?
Quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện như thế nào?
Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi mua bán chuyển nhượng đất đai

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Khung giá đất bảng giá đất và giá đất cụ thể theo quy định pháp luật là gì?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Những người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau không?

Những người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho ai?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận