Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?

27/05/2022
Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?
685
Views

Tôi đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi nộp đơn và trong quá trình chờ kết quả tôi phải nộp một số phí cho việc thẩm định như: lệ phí đơn đăng ký; lệ phí thẩm định nội dung; lệ phí phục vụ thẩm định nhãn hiệu. Nhưng sau đó tôi được thông báo kết quả là không đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu này. Vậy cho hỏi tôi có thể được hoàn lại các phí đã nộp trên không. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong các công việc quan trọng đối với người kinh doanh. Vệc này nhằm khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu; tránh việc đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị mình đang sử dụng. Vậy thủ tực đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Các lệ phí àm người đăng ký phải nộp? Khi không được chấp nhận việc đăng ký thì có được hoàn lại các phí trên? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Văn bằng bảo hộ là gì?

Theo Khoản 25 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005; sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ), tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Các loại văn bằng bảo hộ bao gồm: 

  • Bằng độc quyền sáng chế,
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,
  • Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu; thông qua việc được pháp luật cấp Văn bằng bảo hộ và được độc quyền sử dụng.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nộp đơn đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đó. Kết quả thực hiện là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu).

Điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện theo Điều 72 luật Sở hữu trí tuệ:

– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh; hình vẽ; chữ cái; từ ngữ và kể cả hình 3 chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng 1 màu sắc hoặc nhiều mầu sắc;

– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt sản phẩm giữa các chủ thể với nhau; không trùng; hoặc có dấu hiệu tương tự với các nhãn hiệu cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được bảo hộ;

– Hồ sơ đăng ký hợp lệ; và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng ký theo quy định.

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu giúp xác định được khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu; kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó hay không; để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý; tránh trường hợp khi nộp đơn đăng ký lại bị thông báo từ chối.

Đây không phải là thủ tục bắt buộc; nhưng nên thực hiện trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bạn có thể tự tra cứu nhãn hiệu trùng tại trang thông tin của cục SHTT: https://ipvietnam.gov.vn/ , https://ipplatform.gov.vn

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT); có trụ sở chính ở Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để xin cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài ra, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ theo đường dẫn: http://dvctt.noip.gov.vn

Người nộp đơn nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm để bảo đảm quyền lợi của mình. Vì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nào nộp đơn hợp lệ sớm nhất trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người hoặc cùng 1 người cùng đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cùng cho hàng hóa, dịch vụ giống nhau.

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Đây là thủ tục được thực hiện bởi Cục SHTT; việc thẩm định sẽ được chia làm 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có nhiệm vụ riêng, cụ thể:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn

Nhằm kiểm tra tính chính xác; và việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

– Nếu đơn không hợp lệ, Cục ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung (người nộp đơn sẽ có 2 tháng để xử lý các vấn đề này).

– Nếu đơn được coi là hợp lệ, Cục SHTT ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Giai đoạn 2: Công bố đơn nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng; kể từ ngày đơn có Quyết định chấp nhận hợp lệ về mặt hình thức.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký

Nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 4; Thông báo kết quả đăng ký

– Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối cấp đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.

– Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí; lệ phí theo quy định thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho người nộp đơn.

Các khoản chi phí phải đóng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?
Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng

Phí về đăng kí nhãn hiệu

Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu

Một số phí phổ biến như:

  • Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
  • Phí phân loại quốc tế về hàng hóa; dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí là 160.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.
  • Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.
  • Một số phí khác

Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về nhãn hiệu

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) là 550.000 đồng.

Phí tra cứu thông tin về nhãn hiệu

  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu là 180.000 đồng.
  • Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 30.000 đồng.

Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu

  • Phí công bố thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ

  • Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm là 700.000 đồng.

Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu

  • Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2.000.000 đồng.
  • Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 1.000.000 đồng.

Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam:

  • Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.600.000 đồng.
  • Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.200.000 đồng.

Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?

Văn bằng bảo hộ có ý nghĩa to lớn đối với chủ sở hữu trong quá trình hoạt động, trong quá trình kinh doanh. Để được cấp văn bằng bảo hộ thì các chủ thể phải chuẩn bị đơn, nộp đơn đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải trải qua giai đoạn xử lý và giai đoạn cuối cùng là giai đoạn cấp văn bằng bảo hộ đăng ký sở hữu trí tuệ.

Sau khi thẩm định nội dung, cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ ra thông báo nộp phí cấp văn bằng cho những đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đáp ứng được yêu cầu bảo hộ. Đối với những đơn đăng ký không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, cục SHTT sẽ ra quyết từ chối với lý do cụ thể. Và cho dù kết quả có thế nào đi nữa thì cục SHTT cũng sẽ không hoàn phí cho chủ đơn.

Bởi lẽ, các chi phí đó đã được sử dụng để thẩm định đối với nhãn hiệu mà chủ đơn đăng ký. Có thể như: Lệ phí nộp đơn; Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu; Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu;…. Do chũng phục vụ cho việc kiểm tra nhãn hiệu đăng ký và đã được chi trả nên không thể được hoàn trả lại cho chủ đơn.

Vì vậy; trước khi nộp hồ sơ đăng ký; chủ đơn cần phải tra cứu. Chủ đơn cần tra cứu để biết được: nhãn hiệu của mình có trùng hay có khả năng tương tự nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không. Tra cứu mở rộng cả những nhãn hiệu chủ đơn quốc tịch Việt Nam và những đơn đăng ký nhãn hiệu có chủ đơn là quốc tịch khác (quốc tế) nhưng xin được chỉ định bảo hộ tại Việt Nam. Trường hợp nhãn hiệu có sự rủi ro như trùng; có khả năng bị nhầm lẫn với nhãn hiệu khác; chủ đơn nên có phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Không được cấp văn bằng bảo hộ có được trả lại tiền?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì:
“Nhãn hiệu” là các dấu hiệu của một cá nhân, tổ chức (tập thể doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại) dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Điều kiện để nhãn hiệu có thể được bảo hộ?

Theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Bên cạnh đó nhãn hiệu được bảo hộ không thuộc các trường hợp không được bảo hộ theo Điều 73 Luật này.

Thời hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
” Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. 

4.7/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.