Quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp như thế nào?

27/05/2022
Quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp
621
Views

Hiện nay bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị bán lẻ được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong kinh doanh. Phương thức bán hàng này có rất nhiều ưu điểm và mang lại lợi nhuận tốt. Đây là một mô hình kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Theo đó, pháp luật hiện nay chỉ cấm các hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp. Mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

Kinh doanh đa cấp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP 

 “Kinh doanh đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới”

Theo Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Những hàng hóa không được kinh doanh theo phương thức đa cấp bao gồm:

  • Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế, các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
  • Sản phẩm nội dung thông tin số.

Đặc điểm của kinh doanh bán hàng đa cấp

  • Bán hàng đa cấp là một hình thức bán lẻ hàng hóa: Công ty bán hàng đa cấp có thể là công ty trực tiếp sản xuất và tiếp thị, bán lẻ sản phẩm hoặc phân phối hàng hóa do các công ty khác sản xuất. Công ty đa cấp bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới tiếp thị.
  • Việc bán hàng được thực hiện bởi mạng lưới người tham gia với nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau: Các doanh nghiệp thường bán hàng qua đại lý, cửa hàng hoặc siêu thị,…. Còn trong hoạt động bán hàng đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.
  • Người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp được hưởng hoa hồng, tiền thưởng từ kết quả bán hàng của chính mình và của những người khác trong mạng lưới do mình tổ chức.
Quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp
Quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp

Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như sau:

“1. Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

b) Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

c) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này;

d) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;

đ) Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;

e) Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;

g) Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp”

Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đó.

Quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp

Các hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp đa cấp chân chính, những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đã được đưa ra chặt chẽ tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó

d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp.

g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;

i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;

k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;

l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;

m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;

n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;

e) Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

3. Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức có hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, pháp luật cũng đặt ra các chế tài xử lý vi phạm khi các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi bán hàng đa cấp bất chính như sau:

Điều 36. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính

1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc cải chính công khai đối với hành vi tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi tại khoản 1 Điều này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt khi xử phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để xem xét áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty cổ phần…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bán hàng đa cấp phải chịu những loại thuế nào ?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì một trong những nghĩa vụ của doanh nghệp bán hàng đa cấp là:
“7. Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp.”
Cụ thể cho quy định này, tại điểm d Điều 31 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì: “Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp với số tiền hoa hồng trên 100 triệu đồng/năm có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.” Như vậy, theo quy định này, đối với đại lý bán hàng đa cấp mà có số tiền hoa hồng trên 100 triệu đồng/ năm thì được coi là thu nhập được khấu trừ thuế thu nhập cá nhấn. Và mức thuế suất đối với hoạt động bán hàng đa cấp (được xác định là thu nhập từ hoạt động kinh doanh) là 5% (Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP. Như vậy, đối với người tham gia bán hàng đa cấp, nếu như có thu nhập từ 100 triệu đồng/ năm trở lên thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 92/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 1. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.”…
Theo đó tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC xác định thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng lúc này là 1%.

Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có phải là hợp đồng thương mại hay không?

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp quy định:
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận xác lập mối quan hệ giữa người muốn tham gia bán hàng đa cấp và doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong hoạt động bán hàng đa cấp
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp”. Như vậy, hình thức của hợp đồng này bắt buộc thành lập bằng văn bản.
+ Nội dung của hợp đồng bán hàng đa cấp: là các điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bán hàng đa cấp.
Với các đặc điểm trên của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, ta có thể thấy đây là một loại hợp đồng thương mại. Như vậy, có thể nói hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là hợp đồng thương mại

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.