Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?

22/07/2022
Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?
1532
Views

Kính chào Luật sư. Sáng nay, do đi làm quá vội mà tôi quên đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư, tôi bị cảnh sát giao thông giữ lại và lập biên bản. Không những thế, anh cảnh sát còn giữ bằng lái của tôi. Tôi vô cugf thắc mắc về hành động này. Tôi không nghĩ lỗi không đội mũ bảo hiểm nặng đến mức bị thu bằng lái. Luật sư cho tôi hỏi, Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không? Anh cảnh sát làm thế có đúng luật không?

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định hiện nay, người ngồi trên xe máy, xe máy điện, xe đạp điện dang lưu thông trên đường đều phải đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn an toàn giao thông. Nếu vi phạm, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt hành chính cho hành vi của mình.

Đối với người ngồi trước, người lái xe mô tô, xe gắn máy

Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ phạt từ 400.000 – 600.000 VNĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trong trường hợp:

  • Bản thân người điều khiển không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Chở người ngồi sau không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, nội dung của nghị định này còn ghi rõ, trường hợp người điều khiển hoặc người được chở đội mũ nhưng cài quai không đúng cách cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền tương tự.

Đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy

Trong điểm e, khoản 6 điều 11 của Nghị định 123 có nêu:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Đối với trường hợp 2 người không đội mũ bảo hiểm

Dựa trên các điều luật Nghị định 123/2021/NĐ-CP được nêu ở trên, khi áp dụng cho trường hợp cả 2 người không đội thì mức xử phạt từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ

Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?

Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Như vậy, trường hợp người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt còn có thể giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Khi bị tạm giữ giấy tờ nếu quá hạn đến lấy giấy phép lái xe và người vi phạm không đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Trường hợp vẫn trong thời hạn hẹn để giải quyết vi phạm trong biên bản thì vẫn được điều khiển xe (không bị xử phạt).

Lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không?

Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Như vậy, nếu mức tiền phạt không quá 250.000 (đối với cá nhân) và không quá 500.000 (đối với tổ chức) và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì sẽ không bị lập biên bản.

Quy trình xử phạt hành chính lỗi không đội mũ bảo hiểm

Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?
Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?

Bước 1: Dừng xe, báo lỗi

Đây là hành động buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là không đội mũ bảo hiểm được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Kiểm tra giấy tờ

Bao gồm:

– Giấy phép lái xe

– Giấy đăng ký xe.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Các giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải

Cảnh sát giao thông phải đối chiếu các giấy tờ này với nhau

Sau đó kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện và các hoạt động vận tải đường bộ như kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật…

Bước 3: Xử phạt vi phạm giao thông

Có 2 trường hợp có khả năng xảy ra:

Thứ nhất là xử phạt không lập biên bản (còn gọi là phạt tại chỗ/phạt nóng)

CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:

– Phạt cảnh cáo.

– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCA (xem chi tiết Mẫu Quyết định tại file đính kèm)

Thứ hai là xử phạt lập biên bản (còn gọi là phạt nguội)

Không thuộc trường hợp không lập biên bản nêu trên, trường hợp này thì CSGT phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cùng với việc giữ bằng lái xe. Và buộc bạn phải đến Kho bạc Nhà nước nộp tiền phạt mới được phép lấy lại bằng lái xe .

Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm: Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, đổi tên cha trong giấy khai sinh…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp không đội mũ bảo hiểm nhưng không bị phạt?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:
Chở người bệnh đi cấp cứu;
Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Lưu ý, các trường hợp trên chỉ áp dụng cho người được chở. Ví dụ bạn đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở những người thuộc các trường hợp trên không đội mũ bảo hiểm thì sẽ được loại trừ xử phạt.

Đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Nghị định cũng đã nêu rõ hình thức và mức xử phạt được áp dụng cho cả xe mô tô, xe máy, xe gắn , xe máy điện và xe đạp điện. Chính vì vậy, nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện đều bị xử lý từ 400.000 đến 600.000 VNĐ.

Có được ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông hay không?

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015. Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.