Điều 463 bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản

22/07/2022
Hợp đồng vay tài sản theo quy định điều 463 bộ luật dân sự 2015
847
Views

Hiện nay, việc vay tài sản, đặc biệt là vay tiền rất phổ biến. Việc cho vay tài sản cần phải có kí kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận để hạn chế rủi ro cho các bên đặc biệt là bên cho vay. Hợp đồng vay tài sản theo quy định điều 463 bộ luật dân sự 2015 như thế nào? Bên cho vay và bên đi vay có những quyền và nghĩa vụ gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định các loại hợp đồng thông dụng như:

  • Hợp đồng mua bán tài sản,
  • Hợp đồng tặng cho tài sản,
  • Hợp đồng cho thuê tài sản,
  • Hợp đồng mượn tài sản,
  • Hợp đồng vay tài sản,…

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng vay tài sản có đặc điểm gì?

Hợp đồng vay tài sản có các đặc điểm sau:

(1) Là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản

(2) Có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù:

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi.

Hợp đồng không có đền bù nếu vay không có lãi.

(3) Là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ:

(4) Là hợp đồng thực tế hoặc hợp đồng ưng thuận

Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận thì quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thời điểm giao kết, cả hai đều có nghĩa vụ với nhau thì đây là hợp đồng song vụ.

Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi thời điểm có hiệu lực là thời điểm bên vay chuyển giao tài sản cho bên vay, bên cho vay có quyền đòi nợ mà không có nghĩa vụ với bên vay nữa.

Nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vay tài sản?

Đối với nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

Điều 463 bộ luật dân sự 2015
Điều 463 bộ luật dân sự 2015

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, bên cho vay có nghĩa vụ:

– Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

– Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

– Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn

Bên vay có nghĩa vụ: 

– Nếu vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; 

– Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng.

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản quy định thế nào?

Đối với lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Ngoài ra, việc áp dụng, xác định, xử lý thỏa thuận, điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được hướng dẫn bởi Điều 2, 5, 9, 10 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.

Đồng thời, tại khoản 4 và khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức lãi suất đối với bên vay khi không trả hoặc trả không đầy đủ cho bên cho vay, cụ thể:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hợp đồng vay tài sản theo quy định điều 463 bộ luật dân sự 2015“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, giải thể công ty, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng tài khoản vay trong hợp đồng vay tài sản như thế nào?

Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

Quyền ở hữu đối với tài sản vay trong hợp đồng vay tài sản là gì?

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như thế nào?

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. Còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.