Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không?

11/10/2023
Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không?
297
Views

Khoản hỗ trợ nhà ở có thể được miễn thuế TNCN nếu đáp ứng các điều kiện và giới hạn quy định của pháp luật thuế. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân Việt Nam, các khoản hỗ trợ nhà ở được công ty cung cấp cho nhân viên có tính chất xã hội và không vượt quá mức giới hạn đã quy định sẽ được miễn thuế TNCN. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 96/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Mức phụ cấp nhà ở tối đa là bao nhiêu?

Khoản hỗ trợ nhà ở là một khoản trợ cấp được công ty hoặc tổ chức cung cấp cho nhân viên nhằm hỗ trợ chi phí nhà ở. Đây là một phần trong chính sách phúc lợi của công ty và có thể được đưa ra theo các hình thức khác nhau. Mỗi công ty sẽ có một khoản trợ cấp nhà ở khác nhau tùy thuộc vào khả năng của họ. Tuy nhiên, công ty sẽ cân nhắc mức hỗ trợ phù hợp với tình hình tài chính của công ty.

Hiện nay, pháp luật không có quy định hạn chế mức phụ cấp nhà ở tối đa mà công ty có thể chi cho người lao động. Các công ty tự căn cứ vào hoạt động kinh doanh cũng như chế độ phúc lợi của công ty để quyết định mức chi cho phù hợp.

Theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC và Thông tư 78/2014/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp…

Như vậy, khoản chi phí phụ cấp tiền thuê nhà cho người lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ nếu điều kiện khi có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật, quy chế công ty, cụ thể như sau:

Hợp đồng lao động phải quy định rõ là Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khoản tiền thuê nhà này, các khoản này mang tính chất tiền lương, tiền công.

Ngoài ra, phải có quy định rõ ràng, cụ thể về khoản chi phụ cấp tiền thuê nhà trong các hồ sơ của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của công ty, tổng công ty, tập đoàn.
  • Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty, tổng công ty.

Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không?

Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng theo khi thu nhập tăng. Hiện nay, tùy chính sách phúc lợi, nhiều công ty có những khoản hỗ trợ cho người lao động, chẳng hạn như hỗ trợ về nhà ở, ăn trưa, đồng phục,… Tuy nhiên, khoản hỗ trợ về nhà ở có thể không phải tính thuế TNCN khi đáp ứng điều kiện sau đây.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC và Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

Như vậy, nếu khoản phụ cấp nhà ở thấp hơn hoặc bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Phần còn lại của khoản phụ cấp nhà ở do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không?
Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không?

Khoản phụ cấp nhà ở có tính vào tiền lương đóng BHXH không?

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc tại một công ty là một nghĩa vụ của người lao động. Hiện nay theo quy định pháp luật, người lao động phải trích 10,5% lương thực nhận để đóng bảo hiểm xã hội. Do đó nhiều người lao động thắc mắc liệu các mức hỗ trợ như hỗ trợ nhà ở có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không là câu hỏi được nhiều quan tâm.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

  • Tiền thưởng theo quy định tại của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.

Như vậy, đối với khoản phụ cấp nhà ở mà người lao động nhận được sẽ không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Khoản hỗ trợ nhà ở có tính thuế TNCN không? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục 3 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục 3 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại (2) mục này.

Thu nhập nào chịu thuế thu nhập cá nhân?

Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2014) thì thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại mục 4:
(1) Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
(2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; 
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
(3) Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
– Tiền lãi cho vay;
– Lợi tức cổ phần;
– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
(6) Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
– Trúng thưởng xổ số;
– Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
– Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
(7) Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
(9) Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Thu nhập nào được miễn thuế thu nhập cá nhân?

Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2014) như sau:
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
– Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
– Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
– Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
– Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 
– Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
– Thu nhập từ kiều hối.
– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
– Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng. 
– Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
+ Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
+ Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
– Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
– Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
 – Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
– Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.