Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

12/10/2021
Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất?
1186
Views

Khiếu nại quyết định kỷ luật là gì? Trình tự khiếu nại quyết định kỷ luật như thế nào? Giải quyết khiếu nại có công khai hay không?

Chúng ta thường biết đến khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi của bản thân; là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vậy, khi cán bộ, công chức bị những quyết định hành chính xâm đến quyền lợi thì sẽ xử lý như thế nào? Khi cán bộ, công chức bị kỷ luật khiếu nại ra sao? Luật sư 247 sẽ giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Khiếu nại năm 2011

Khiếu nại quyết định kỷ luật?

Theo Điều 47 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về khiếu nại quyết định kỷ luật như sau: Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản. Có nội dung theo quy định pháp luật và có chữ ký người khiếu nại. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

  • Ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại;
  • Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật;
  • Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 51 Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức gồm:

  • Người đứng đầu bằng cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ công chức giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lần tiếp theo nếu cán bộ, công chức còn tiếp tục khiếu nại.
  • Bộ trưởng bộ nội vụ giải quyết khiếu nại mà Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc đã hết thời hạn nhưng khiếu nại chưa được giải quyết.

Cấp dưới có nghĩa vụ làm theo mệnh lệnh cấp trên, cấp trên quản lý cấp dưới. Vì vậy, người đứng đầu phải là người giải quyết khiếu nại do mình ban hành. Khi giải quyết lần 1 mà người khiếu nại không đồng ý, vậy cơ quan cấp trên sẽ xem xét lại; liệu người ban hành đã có những quyết định chính xác hay chưa; để đảm bảo tính chính xác, công bằng với quyết định đã ban hành.

Trình tự khiếu nại quyết định kỷ luật

Bước 1: Thụ lý khiếu nại

  • Nhận đơn, xem xét trong 10 ngày. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Thụ lý hoặc không thụ lý khiếu nại. Nếu không thụ lý phải được trình bày bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Kiểm tra lại quyết định kỷ luật

  • Người có thẩm quyền trực tiếp hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

  • Người có thẩm quyền tự giao cho người có trách nhiệm xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.
  • Sau khi có kết quả xác minh thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản; báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Bước 4: Tổ chức đối thoại

  • Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại; người có thẩm quyền phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
  • Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có nội dung và hình thức theo quy định pháp luật.
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan.

Bước 6: Khiếu nại lần hai, khởi kiện vụ án hành chính

  • Nếu không có sự đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; thì cán bộ, công chức khiếu nại lần 2 đến người có thẩm quyền. Công chức giữ chức vụ Tổng cục trưởng trở xuống; bị kỷ luật buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hành chính của Tòa án nhân dân.

Bước 7: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại

Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật

Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật bao gồm:

  • Quyết định lần đầu có hiệu lực sau 30 ngày; kể từ ngày ban hành khi không tiếp tục có khiếu nại.
  • Quyết định lần 2 có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ban hành.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm:

  • Công bố công khai quyết định đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền; hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Nếu quyết định kỷ luật sai: Hủy, sửa quyết định kỷ luật ; bồi thường thiệt hại nếu có;
  • Nếu quyết định kỷ luật chính xác: Sẽ tổ chức thi hành quyết định; có thể xử lý nếu cán bộ, công chức cố tình khiếu nại sai sự thật; làm cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước.

Thời hiệu khiếu nại

Căn cứ Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:

  • Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày; kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
  • Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày; kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày; kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
  • Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu; vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa; hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Mời các bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo và khiếu nại có giống nhau không?

– Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là công dân. Chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại.
– Đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Giải quyết khiếu nại có công khai?

Theo Khoản 3 Điều 29 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về công khai quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
– Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
– Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại. Thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
– Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời