Xin chào Luât sư 247, tôi làm ngành dịch thuật, gần đây có một vị khách yêu cầu tôi đem bản dịch thuật sau khi hoàn thành hãy đi công chứng cho khách. Cùng với đó tôi có thắc mắc là khi nào bản dịch thuật công chứng có giá trị tại Việt Nam? Xin được tư vấn.
Chào bạn, dịch thuật công chứng bao gồm cả hai giai đoạn đó là dịch thuật và đem đi công chứng. Vậy khi nào bản dịch thuật công chứng có giá trị pháp lý tại Việt Nam? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch Thuật Công Chứng bao gồm hai công việc là Dịch thuật (1) và Công chứng bản dịch (2). Trong đó, Dịch thuật là quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn đảm bảo tương đồng về ý nghĩa, nội dung chính xác so với bản gốc.
Công chứng bản dịch là quá trình chứng thực chữ ký người dịch của Phòng tư pháp Quận, Huyện (công chứng tư pháp) hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng (công chứng tư nhân).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 thì người dịch phải là là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
Có 3 hình thức chứng thực bản dịch:
- Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật (có chức năng dịch thuật)
- Chứng thực bản dịch của Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước)
- Chứng thực bản dịch của công chứng viên – thuộc Văn phòng công chứng tư nhân.
Cả 3 hình thức này đều có giá trị pháp lý, đều được xác thực bởi một cơ quan có tư cách pháp nhân, xác nhận chữ ký của người dịch trong đó người dịch cam đoan dịch đúng nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như các cơ quan mà Quý khách dự định nộp hồ sơ vào, họ yêu cầu bản dịch phải được chứng thực bởi cơ quan nào để Quý khách chọn lựa hình thức cho phù hợp và tiết kiệm chi phí, thời gian.
Điều kiện bản dịch được công chứng là gì?
Căn cứ khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng bản dịch như sau:
“Điều 61. Công chứng bản dịch
- Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai. - Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.”
Như vậy, điều kiện đầu tiên để bản dịch được công chứng là bản dịch đó phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo quy định pháp luật.
Bản dịch chỉ có dấu của văn phòng công chứng có giá trị như thế nào?
Đối với những văn bản giấy tờ thông thường hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật nhưng khách hàng chỉ muốn lấy dấu của Văn phòng, bản dịch của Văn phòng công chứng trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M1 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch và lời chứng của Văn phòng về người dịch). Đối với những văn bản giấy tờ thiếu tính pháp lý (chưa hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật), bản dịch của Văn phòng công chứng trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M2 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch, lời chứng của Văn phòng về người dịch và ghi rõ Văn phòng không chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của văn bản đem dịch và đính kèm của khách hàng để cơ quan tiếp nhận bản dịch biết tự phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ của khách hàng nếu thấy cần thiết). Như vậy, nội dung và chất lượng bản dịch của Văn phòng khi đã đến tay khách hàng là hoàn toàn như nhau trong mọi trường hợp (không phụ thuộc vào việc có đóng dấu của Nhà nước, Văn phòng, hay không đóng dấu) nên luôn luôn có giá trị giao dịch về nội dung. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ lời chứng của Văn phòng vào bản dịch tùy theo từng trường hợp phụ thuộc vào văn bản đem dịch và nguyện vọng của khách hàng.
Khi nào bản dịch thuật công chứng có giá trị tại Việt Nam?
Theo Luật Công chứng 2014 thì giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định như sau:
“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”
Có trường hợp công chứng viên không công chứng bản dịch không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng 2014 trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch, bao gồm:
“Điều 61. Công chứng bản dịch
…
- Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.”
Như vậy, hợp đồng tiếng anh của công ty bạn phải do cộng tác viên của văn phòng công chứng/ phòng công chứng thực hiện, khi công ty bạn tự dịch thì bên phòng công chứng/ văn phòng công chứng có thể sẽ không chấp nhận.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu trích lục cải chính hộ tịch năm 2022
- Cách viết đơn trình báo mất tài sản theo quy định 2022
- Hành vi giữ giấy tờ của người khác xử lý ra sao?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 khi tham gia lưu thông
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khi nào bản dịch thuật công chứng có giá trị tại Việt Nam?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục sang tên nhà đất; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014, cá nhân có thể tự dịch thuật để phục vụ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên không thể tự công chứng tài liệu giấy tờ đã dịch tại các đơn vị công chứng tư nhân và tư pháp.
– Công ty dịch thuật chuyên dịch thuật: Có thể nhận làm cả dịch vụ công chứng tư pháp và công chứng tư nhân để chứng thực cho bản dịch.
– Văn phòng công chứng tư nhân chuyên công chứng tư nhân: Chức năng dịch thuật phụ thuộc vào các cộng tác viên liên kết, không có chức năng công chứng tư pháp.
– Phòng công chứng (thuộc sở tư pháp các quận huyện): Là một cơ quan nhà nước có chức năng làm công chứng tư pháp. Chức năng dịch thuật cũng được làm bởi các cộng tác viên liên kết.
Theo nghị định 23/2015/NĐ- CP quy định về dịch công chứng. Khi mang tài liệu giấy tờ đi công chứng cần có bản chính các giấy tờ đề nghị công chứng. Bao gồm:
Bản chính giấy tờ, văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có dấu xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền