Hành vi giữ giấy tờ của người khác xử lý ra sao?

19/05/2022
1627
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi 3 tháng trước tôi có xin thử việc tại một công ty. Công ty đó yêu cầu tôi phải cung cấp CMND bản gốc khi nào hoàn thành thử việc sẽ trả. Nay sau khi kết thúc thử việc nhưng tôi không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại công ty, tuy nhiên công ty lại không đồng ý trả CMND bản gốc cho tôi thì phải làm sao? Xin được tư vấn.

Chào bạn, chứng minh thư nhân dân là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hiện nay, Giấy chứng minh thư nhân dân của bạn bị người khác chiếm giữ. Để lấy lại chứng minh thư và tìm hiểu thêm về hành vi giữ giấy tờ của người khác xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Hành vi giữ giấy tờ của người khác là gì?

Theo quy định Điều 20 “Bộ luật lao động 2019” những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, việc giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một hành vi cấm theo quy định của pháp luật lao động.

Người sử dụng lao động có được giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau: “1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. 3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động”.

Như vậy, hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một hành vi bị ”cấm” theo quy định của pháp luật lao động. Như vậy nếu như trong trường hợp hợp đồng lao động có điều khoản quy định việc người lao động phải nộp lại văn bằng, chứng chỉ gốc thì điều khoản đó bị vô hiệu, các bên có nghĩa vụ phải sửa đổi quy định đó.

Hành vi giữ giấy tờ của người khác xử lý ra sao
Hành vi giữ giấy tờ của người khác xử lý ra sao?

Mức xử phạt hành vi giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động; 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”.

Như vậy, ngoài bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000, người sử dụng lao động còn bị buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Trình tự, thủ tục yêu cầu công ty trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc

Để lấy lại hồ sơ gốc, người lao động cần đến trực tiếp yêu cầu công ty trả lại hồ sơ gốc cho mình. Nếu công ty không trả thì cần nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành chính công ty theo quy định trên và cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc công ty đó trả lại hồ sơ gốc cho người lao động. Cụ thể là người lao động có thể làm đơn gửi đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở làm việc của công ty để xử phạt hành vi vi phạm hành chính của công ty.

Trong trường hợp người lao động không làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm, nếu trong quá trình giữ bằng, doanh nghiệp làm mất bằng thì pháp luật lao động không thể bảo vệ được. Nếu trường hợp doanh nghiệp đồng ý bồi thường thì chỉ có thể bồi thường chi phí xin cấp lại bản sao bằng, ngoài ra có thể tính đến những thiệt hại phát sinh do người lao động không có Bằng gốc, hoặc bị chậm Bằng (bản sao), và những khoản bồi thường này là do thỏa thuận.

Hành vi giữ sổ đỏ của người khác

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, sổ đỏ không phải là tiền. Đó chỉ là sự xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân sự 2015, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản.

Sổ đỏ chỉ là căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Nếu sổ đỏ bị chiếm giữ, có thể báo mất và làm lại

Trường hợp sổ đỏ bị chiếm giữ thì chủ sở hữu có thể đến cơ quan Nhà nước báo mất và làm lại sổ đỏ khác theo quy định pháp luật.

Cụ thể là tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất.

– Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

– Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi giữ giấy tờ của người khác hiện nay quy định ra sao? “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; thành lập công ty uy tín; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ai được thu giữ chứng minh nhân dân?

– Thu hồi:
Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.
– Tạm giữ:
+ Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính như Chủ tịch UBND các cấp, trưởng công an xã, công an đang thi hành công vụ, trưởng đồn công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển…
+ Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú;
+ Cơ quan thi hành lệnh tạm giam, thi hành án phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc.

Nếu cảm thấy có sai phạm gì trong hành vi giữ giấy tờ tùy thân như giấy CMND thì phải làm sao?

Trường hợp nhận thấy có bất cứ vi phạm nào trong việc thu giữ chứng minh nhân dân thì công dân có quyền khiếu nại, tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.

Người khác giữ CMND của tôi rồi thực hiện hành vi trái pháp luật thì xử phạt như thế nào?
heo quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

Người có hành vi giữ sổ đỏ của người khác thì có bị truy tố trách nhiệm hình sự không?

Hành vi giữ sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, sổ đỏ không phải là tài sản có giá.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.