Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?

24/07/2022
Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?
460
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có một người bạn có vay của công ty tài chính 3 tỷ và sau đó bạn đó bỏ trốn, nay tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Như vậy, toi muốn hỏi rằng đi tù có phải trả nợ hay không? Nếu có sẽ trả bằng cách nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Người chấp hành hình phạt tù bị tước những quyền gì?

Theo quy định tại Điều 44, Bộ Luật hình sự 2015 quy định về việc tước quyền công dân khi chấp hành hình phạt tù như sau: Người nào bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật hình sự 2015 quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân như sau:

Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

Đi tù có phải trả nợ hay không?

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, bên vay có nghĩa vụ như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Đi tù có phải trả nợ hay không?
Đi tù có phải trả nợ hay không?

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc bị xử hình phạt tù thì không mặc nhiên được xóa nợ (Trừ các bên có thỏa thuận khác). Do đó, nguyên tắc là không chỉ phải trả số nợ đã vay theo thỏa thuận, nếu quá hạn trả nợ, bên đi vay còn có thể phải trả lãi trên nợ gốc.

Đi tù trả nợ như thế nào?

Cách 1: Hoãn trả nợ khi đang đi tù

Theo Điều 354 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc hoãn thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau:

Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.

Căn cứ quy định này, nếu đi tù không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người vay nợ phải thông báo cho bên cho vay biết ngay và đề nghị được hoãn trả nợ đến khi thực hiện xong hình phạt tù. Nếu không có lý do khách quan hoặc thỏa thuận khác mà người vay không thông báo thì có thể phải bồi thường thiệt hại nếu đến hạn mà chưa trả hết nợ.

Đồng thời, nếu muốn được hoãn trả nợ, người vay phải được người cho vay đồng ý. Khi đó, việc hoãn trả nợ vẫn được coi là trả nợ đúng hạn.

Cách 2: Ủy quyền cho người khác trả nợ thay

Thực tế cho thấy, không phải lúc nào người vay nếu đi tù cũng có đủ điều kiện, thời gian để thông báo về việc hoãn trả nợ cho người cho vay hoặc người cho vay không đồng ý cho hoãn trả nợ thì còn một cách khác để thực hiện đó là ủy quyền cho người khác trả nợ thay.

Cụ thể, Điều 283 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Do đó, nếu đi tù không trả nợ được thì người này có thể ủy quyền cho bên thứ ba (người thân, bạn bè…) thay mình trả nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người đi vay vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cho vay trong trường hợp người thứ ba không trả hoặc không trả đủ nợ.

Đi tù có được sử dụng điện thoại không?

Việc phạm nhân dùng điện thoại để liên lạc với người thân được quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

– Mỗi tháng phạm nhân được gửi 02 lá thư. Việc kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận được thực hiện bởi Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

– Mỗi tháng, phạm nhân còn được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân 01 lần và mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách.

Việc xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này thực hiện bởi Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Phạm nhân sẽ chi trả chi phí cho việc liên lạc của mình.

Có thể thấy, khi đi tù phạm nhân không được mang điện thoại vào buồng giam nhưng có thể sử dụng điện thoại của trại giam để liên lạc với thân nhân một tháng 01 lần và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định đồng thời trả chi phí khi sử dụng điện thoại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bên cho vay có quyền gì khi cho vay có kì hạn?

Đối với hợp đồng vay có kì hạn, khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả cho mình một số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã cho vay. Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như thỏa thuận.

Bên cho vay có quyền gì khi cho vay không kì hạn?

Nếu hợp đồng vay không kì hạn, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tài sản và lãi (nếu có thỏa thuận) bất cứ thời gian nào nhưng phải thông báo cho bên vay một thời hạn hợp lí. Hết thời hạn đó là hết hạn của hợp đồng và bên vay không trả nợ là vi phạm về thời gian.

Bên vay có quyền gì khi vay tiền có kì hạn?

Nếu hợp đồng có kì hạn mà bên vay trả nợ trước thời hạn thì phải trả toàn bộ nợ gốc và lãi của cả thời hạn vay trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bởi vì khi cho vay, bên cho vay đã xác định trong thời gian cho vay đó không sử dụng tài sản, tiền vào mục đích khác, do vậy khi trả lại tài sản thì bên cho vay chưa có kế hoạch sử dụng tài sản đó. Hay bên cho vay sẽ bị động khi bên vay trả tài sản trước thời hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.