Trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ thì thỏa thuận trọng tài có bị hủy bỏ theo không?

24/07/2022
493
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi và và đối tác ký hợp đồng phân phối gạo, tôi là bên cung cấp hàng. Nhưng gần ngày giao thì xe vẫn chuyển gặp tai nạn nên không giao hàng đúng hạn. Đối tác cho rằng tôi vi phạm hợp đồng khi giao hàng không đúng hạn nên hủy bỏ hợp đồng và khởi kiện lên Tòa án dù trong hợp đồng đã quy định nếu có tranh chắp sẽ giải quyết tại cơ quan Trọng tài. Xin được tư vấn.

Chào bạn, nhiều trường hợp khiến cho hợp đồng bị hủy, dẫn đến một vấn đề được đặt ra rằng Trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ thì thỏa thuận trọng tài có bị hủy bỏ theo không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Thỏa thuận trọng tài thương mại là gì?

Thỏa thuận trọng tài có thể hiểu như sau: Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí giữa các bên về việc chọn trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại, được thể hiện bằng điều khoản trong hợp đồng hoặc bằng văn bản riêng biệt.

Thoả thuận trọng tài thể hiện ý chí, nguyện vọng, thể hiện quyển tự do của các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, quyển tự do này cũng phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Khuôn khổ của pháp luật ở đây chính là những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực hoặc vô hiệu của thoả thuận trọng tài. Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, faX, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp:

1) Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại tức là không thuộc các hoạt động thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí thương mại; kí gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kĩ thuật, li xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành ví thương mại khác theo quy định của pháp luật;

2) Người kí thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền kí kết theo quy định của pháp luật;

3) Một bên kí thoả thuận trọng tài không có năng lực -hành vi dân sự đầy đủ;

4) Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;

5) Thoả thuận trọng tài không được lập theo hình thức văn bản;

6) Bên kí kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Thoả thuận trọng tài tổn tại độc lập với hợp đồng, ngay cả trường hợp là một điều khoản của hợp đồng. Mọi sự thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hay vô hiệu của hợp đồng đều không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hoặc hết hiệu lực, không thể thi hành hoặc không thể áp dụng được.

Khi nào thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?

Trường hợp mà hợp đồng bị hủy bỏ có dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị hủy bỏ theo hay không?
Trường hợp mà hợp đồng bị hủy bỏ có dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị hủy bỏ theo hay không?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010 thỏa thuận trọng tài thương mại “là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”

Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài (Khoản 1 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại).Theo đó, một trong các trường hợp làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2, Luật Trọng tài Thương mại về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:

“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.

Thỏa thuận trọng tài sẽ trở nên vô hiệu nếu trong thỏa thuận này quy định những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật .Người trực tiếp tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện hợp pháp của các bên bao gồm đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền. Thỏa thuận trọng tài mà ký kết bởi người không có thẩm quyền thì sẽ vô hiệu.

Thứ ba, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, vì vậy chỉ những chủ thể có năng lực hành vi dân sự thì mới thể hiện được ý chí và sự tự nguyện một cách chính xác, đầy đủ nhất. Việc các chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự sẽ dẫn đến vô hiệu thỏa thuận trọng tài.

Thứ tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài Thương mại. Nội dung của thỏa thuận trọng tài thì văn bản và các loại hình văn bản khác (thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử…). Không thuộc trường hợp trên thì mọi thỏa thuận đều vô hiệu.

Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

Thứ sáu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Trường hợp mà hợp đồng bị hủy bỏ có dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị hủy bỏ theo hay không?

  • Căn cứ Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.

Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

  • Căn cứ Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

Kết luận: Có quyền hủy bỏ hợp đồng khi mục đích của giao dịch không đạt được, và việc hủy bỏ hợp đồng sẽ không ảnh hưởng đến thỏa thuận trọng tài trước đó (Trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ thì thỏa thuận trọng tài có bị hủy bỏ theo không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục tặng cho nhà đất; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên đơn gửi đơn khởi kiện đến đâu khi có thỏa thuận trọng tài vụ việc?

– Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
– Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào trong tố tụng trọng tài?

Căn cứ Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
– Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
– Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó có: Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp.

Thoả thuận trọng tài bị coi là không thể thực hiện được?


a) Trung tâm trọng tài nơi các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức kế thừa và các bên không có thoả thuận thay thế;
b) Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn không thể tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; hoặc Toà án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên yêu cầu và các bên không có thoả thuận thay thế;
c) Trọng tài viên trọng tài vụ việc mà các bên đã có thoả thuận lựa chọn từ chối hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không có thoả thuận thay thế;
d) Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác mà điều lệ của Trung tâm trọng tài các bên chọn không cho phép và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
e) Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.