Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử phạt ra sao?

24/09/2021
Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử phạt ra sao?
415
Views

Dịch bệnh diễn biến phức tạp; việc khai báo y tế là cần thiết. Vừa qua xuất hiện trường hợp khai báo y tế không trung thực gây xôn xao dư luận.

“Theo điều tra ban đầu, vào sáng 5-7; Nguyễn Ngọc Sơn điều khiển xe tải cùng phụ xe tên Phương; đi từ Long An đến Vĩnh Long nhận cá. Sau đó cả hai đến Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Vĩnh Long test nhanh COVID-19. 

Do nghi ngờ mắc COVID-19; nên Phương bị giữ lại để theo dõi; còn Sơn có kết quả âm tính nên tiếp tục đi giao cá ở chợ Bình Điền, TP.HCM. Trên đường đi, Sơn được nhân viên y tế gọi điện thoại thông báo Phương có khả năng dương tính với COVID-19; và yêu cầu Sơn đến cơ sở y tế gần nhất để khai báo y tế.

Tuy nhiên, sau khi giao cá Sơn tiếp tục điều khiển xe về giao lại cho chủ ở khu vực ngã ba Lộ Tẻ thuộc quận Thốt Nốt; TP Cần Thơ rồi mới bắt xe đến Chốt kiểm soát dịch COVID-19 Vàm Cống khai báo. Lúc này Sơn vẫn khai báo không trung thực; Sơn nói mình đi từ xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An về. Chiều 6-7, ngành chức năng có quyết định áp dụng cách ly tại nhà đối với Sơn.

Sáng 22-7, Sơn đến Bệnh viện Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt An Giang; xét nghiệm và có kết quả dương tính. Sau đó, mẹ ruột sống chung nhà Sơn cũng có kết quả dương tính.

Khai báo y tế trung thực là bắt buộc

Ngày 23/6, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh; TP trực thuộc Trung ương đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh; chỉ đạo thực hiện biện pháp kiểm soát người về từ các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng. Cụ thể, yêu cầu tất cả những người đến từ các tỉnh; TP ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực; chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo; chịu trách nhiệm khi khai báo y tế không trung thực.

Khai báo y tế là việc người dân cung cấp thông tin y tế cá nhân; trong đó nhất là những thông tin về lịch sử nơi đi; nơi ở và nơi đến nhằm mục đích kiểm soát và phòng chống dịch bệnh COVID-19. Căn cứ các thông tin được cập nhật; cơ quan y tế địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe; lịch trình đi lại, di chuyển của mỗi cá nhân để theo dõi, hỗ trợ trong tình huống cần thiết.

Đặc biệt, những người liên quan đến các ca bệnh; người đi từ tâm dịch trở về, người có biểu hiện sốt, ho, khó thở,… sẽ được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ. Các trường hợp khác sẽ được tư vấn; hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi về địa phương.

Khai báo y tế trung thực không chỉ là trách nhiệm; mà còn là quyền lợi của mỗi người; bởi khai báo y tế sẽ giúp cho người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm COVID-19; được tiếp cận với dịch vụ y tế để xét nghiệm phát hiện; và điều trị sớm, ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang người thân, gia đình và cộng đồng.

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19, cùng với sự nỗ lực các cơ quan chức năng; mỗi người dân trong cộng đồng khai báo y tế trung thực đồng thời thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch và hưởng ứng; thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19. Theo đó việc khai báo y tế không trung thực hay khai báo y tế gian dối đều là hành vi vi phạm pháp luật về phòng; chống dịch bệnh và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi khai báo y tế không trung thực

Theo Quyết định số 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế; về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra; vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A; theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về che giấu; không khai báo y tế ; hoặc khai báo y tế không trung thực kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; được quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”

Như vậy, cá nhân khai báo y tế không trung thực thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20 triệu đồng. 

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khai báo y tế không trung thực

Ngoài ra, hành vi khai báo y tế không trung thực dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo điểm d khoản 1.1 Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc không khai báo y tế bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015,  sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Cụ thể, mức phạt áp dụng cho người không tuân thủ việc khai báo y tế làm lây lan dịch bệnh; theo quy định của Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015; là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, tùy thuộc vào hậu quả của hành vi trốn cách ly; người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 – 10 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; hoặc làm chết 01 người.

Trường hợp từ hình vi khai báo y tế không trung thực dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; hoặc làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 10 – 12 năm. Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

F0 không khai báo y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm, F0 không khai báo mà hiện trạng bệnh đang mắc nCoV thì có thể bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.Bên cạnh đó, F0 có thể bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người (Điều 240 Bộ luật hình sự 2015).

Hàng hóa nào phải khai báo y tế?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Không chấp hành lệnh đo thân nhiệt bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm a Khoản 5 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì trường hợp không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời