Hủy hóa đơn đỏ khách không lấy hàng thì xử lý thế nào?

15/09/2023
Hủy hóa đơn đó khách không lấy hàng thì xử lý như thế nào?
294
Views

Hóa đơn là là chứng từ mà cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ lập ghi nhận thông tin hàng hóa, dịch vụ chẳng hạn về số lượng, tên hàng hóa, tổng tiền thanh toán, thuế,… Việc lập hóa đơn được pháp luật quy định rõ ràng. Tuy nhiên, có những trường hợp không phải lập hóa đơn do đó cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải tìm hiểu kỹ các quy định liên quan về vấn đề này? Vậy hủy hóa đơn đỏ khách không lấy hàng thì xử lý như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Việc xuất hóa đơn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc xuất hoá đơn phải thực hiện theo nguyên tắc được pháp luật quy định. Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, hàng hóa phải xuất hóa đơn với nội dung, hình thức được quy định trong các văn bản pháp luật về hóa đơn, thuế. Khi tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, hàng hóa xuất hóa đơn không đúng theo quy định thì sẽ bị xử lý.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

“7. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Theo đó, việc xuất hóa đơn được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Việc lưu trữ hóa đơn được quy định thế nào?

Ngoài việc xuất hóa đơn phải theo quy định pháp luật thì việc lưu trữ hóa đơn cũng như vậy. Hóa đơn, chứng từ được lưu trữ, bảo quản trong một thời hạn luật định. Sau thời hạn này hóa đơn, chứng từ sẽ được đem đi xử lý. Dưới đây là các quy định cụ thể về việc lưu trữ hóa đơn cũng như bảo quản hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ như sau:

“1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:

a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;

b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.

2Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:

a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.

b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.”

Hủy hóa đơn đó khách không lấy hàng thì xử lý như thế nào?
Hủy hóa đơn đó khách không lấy hàng thì xử lý như thế nào?

Hủy hóa đơn đỏ khách không lấy hàng thì xử lý như thế nào?

Mặc dù việc xuất hóa đơn phải thực hiện theo nguyên tắc luật định. Tuy nhiên có những trường hợp người mua lại không lấy hàng do đó việc xử lý hóa đơn trong trường hợp khách hàng hủy không lấy hàng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là hướng xử lý hóa đơn khi khách hàng không lấy hàng.

Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về việc lập hóa đơn thì:

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày. […]”

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên, người bán phải lập hóa đơn kể cả khi người mua không lấy hóa đơn.

Doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 38 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP và phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Lưu ý: Trường hợp bán hàng hóa có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì người bán không phải lập hóa đơn nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC), trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Hủy hóa đơn đó khách không lấy hàng thì xử lý như thế nào? hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là làm sổ đỏ trên đất người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?

Đối với công chức thuế
– Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
– Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
– Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
– Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
– Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
– Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
– Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Hóa đơn là gì?

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là gì?

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.