Hướng dẫn thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

01/09/2021
Hướng dẫn thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam
694
Views

Việt Nam là một trong những đất nước có cuộc sống yên bình nhất; cùng với xu thế hội nhập quốc tế. Số người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều. Họ sinh sống, làm việc, du lịch và có mong muốn ở lại Việt Nam, được trở thành công dân Việt Nam. Vậy, thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

Nội dung tư vấn

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Để có thể được nhập quốc tịch Việt Nam cần thỏa mãn các điều kiện, cụ thể:

Đối với công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam

  • Cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.
  • Biết Tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam.
  • Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch của Việt Nam.
  • Có khả naeng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Trường hợp khác

Trường hợp người xin nhập quốc tịch có thể được nhập quốc tịch mà không cần biết tiếng việt, thường trú ít hơn 05 năm tại Việt Nam và có thể không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam; nếu:

  • Là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
  • Có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Ngoài ra, những người nhập quốc tịch tại Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài; trừ trường hợp đặc biệt.

Người nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch của Việt Nam; nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Chuẩn bị xong hồ sơ thì nộp tới cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu hồ sơ không có đầy đủ, không hợp lệ các giấy tờ quy định thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người nộp hồ sơ để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Sở Tư pháp, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước có thẩm quyền xem xét; quyết định cho nhập quốc tịch

Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng đủ điểu kiện nhập quốc tịch sẽ được công nhận quốc tịch Việt Nam trong khoảng 115 – 125 ngày làm việc. Bạn sẽ phải đóng lệ phí dao động vào khoảng 150USD/người.

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây để có thể nhập quốc tịch Việt Nam:

Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).

Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.

Bản khai lý lịch (theo mẫu).

Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Giấy chứng nhận trình độ tiếng việt; bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam.

Giấy từ chứng minh về chỗ ở, việc làm, thu nhập hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do UBND xã nơi thường trú cấp.

Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Người nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi; tên gọi Tiếng Việt được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch.

Hi vọng bài viết “Hướng dẫn thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam là gì?

– Do sinh ra tại Việt Nam.
– Nhập quốc tịch Việt Nam.
– Trở lại quốc tịch Việt Nam.
– Theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các căn cứ khác.

Nhập tịch là gì?

Bạn có thể hiểu nhập tịch là một người nước ngoài mong muốn trở thành công dân Việt Nam và được xác nhận thông qua việc hoàn thành thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trở lại quốc tịch Việt Nam là gì?

Trở lại quốc tịch Việt Nam là kiểu bào hải ngoại đã xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch khi ở nước ngoài mong muốn về Việt Nam sinh sống làm việc và là công dân của Việt Nam

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước CHXHCN Việt Nam; làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận