Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư tại Hà Nội năm 2021

30/08/2021
Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư tại Hà Nội năm 2021
1516
Views

Sang tên Sổ hồng căn hộ chung cư là một tong những giao dịch phổ biến hiện nay. Theo đó, sang tên Sổ hồng căn hộ chung cư là việc mua bán căn hộ đã được cấp giấy chứng nhận giữa chủ sở hữu căn hộ chung cư với người mua. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hồ sơ; cũng như trình tự thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư tại Hà Nội? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Luật công chứng năm 2014

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Nội dung tư vấn

Sổ hồng là gì ?

Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn). Sổ hồng được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về:

  • Quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…)
  • Và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…)

Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, Pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý.

Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Khác với Sổ hồng, Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp….. khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất.

Đến nay, các loại sổ này đều thông nhất cấp đổi một loại giấy chứng nhận nhà đất là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nhưng dù là mẫu nào đi chăng nữa cũng là một chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp nhà đất.

Để biết chi tiết hơn Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào mời bạn đọc tham khảo bài viết: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng.

Thủ tục sang tên Sổ hồng căn hộ chung cư tại Hà Nội

Thủ tục sang tên Sổ hồng căn hộ chung cư được thực hiện theo các bước sau

Bước 1: Công chứng hợp đồng mua bán

Căn cứ theo Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng 2014, hai bên mua bán cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Bên bán cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng).
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; (trường hợp căn hộ là tài sản chung vợ chồng thì phải có giấy tờ tùy thân của cả vợ và chồng).
  • Sổ hộ khẩu.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn nếu đã kết hôn).

Bên mua cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; (trường hợp người mua đã kết hôn thì phải có giấy tờ tùy thân của cả vợ và chồng).
  • Sổ hộ khẩu.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn nếu đã đăng ký kết hôn).

Ngoài ra, hai bên mua bán cần chuẩn bị thêm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng; (thường sẽ ra tổ chức công chứng rồi điền theo mẫu của tổ chức công chứng).
  • Các bên có thể soạn trước hợp đồng; nếu không sẽ theo mẫu của tổ chức công chứng chuẩn bị (trả thêm tiền soạn hợp đồng).
  • Nộp phí công chứng

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Nghĩa vụ khai, nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ được quy định như sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân do bên bán kê khai và nộp. Nếu hợp đồng không thỏa thuận người mua nộp thay người bán; thì chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực phải nộp hồ sơ khai thuế. Nếu hợp đồng có thỏa thuận nộp thay; thì hạn nộp hồ sơ khai thuế cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu căn hộ (thời điểm nộp hồ sơ sang tên).
  • Lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ do bên mua kê khai và nộp.

Lưu ý: Các bên được thỏa thuận về người nộp, có thể thỏa thuận người mua sẽ nộp tất cả các khoản chi phí hoặc ngược lại.

Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên

– Hồ sơ cần chuẩn bị để sang tên sổ hồng căn hộ chung cư tại Hà Nội năm 2021 gồm:

+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Hợp đồng mua bán đã được công chứng;

Nơi nộp hồ sơ:

– Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa nơi có đất

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Sau khi nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ trả phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ và kiểm tra; gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); Sau khi có thông báo của cơ quan thuế; người nộp hồ sơ đi nộp tiền thuế tại ngân hàng có địa chỉ ghi trong thông báo thuế. Sau khi đã nộp thuế; người nộp hồ sơ cần nộp biên lai thu thuế; lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận sổ hồng mới.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ chung cư tại Hà Nội năm 2021. Hy vọng bài biết có ích với bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thế nào là giao đất có thu tiền sử dụng đất?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có bắt buộc phải xin phép

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ hồng khi mua bán chung cư là bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ hồng khi mua bán chung cư là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Khi sang tên sổ hồng phải nộp các loại thuế, phí, lệ phí nào?

Các loại phí khi sang tên sổ hồng gồm: Lệ phí địa chính là 15.000 đồng/trường hợp; Lệ phí thẩm định là 0,15% Giá trị giao dịch; Lệ phí trước bạ 0.5% Giá trị giao dịch; Thuế thu nhập cá nhân 2% Giá trị giao dịch; Phí công chứng hợp đồng mua bán căn hộ.

Căn hộ chung cư không có sổ hồng có bán được không?

Luật nhà ở hiện hành quy định 1 trong số những điều kiện để nhà ở được phép đưa vào giao dịch mua bán là: Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở. Do đó nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở thì việc mua bán căn hộ chung cư không cần có sổ hồng.

Người nước ngoài có được mua căn hộ chung cư tại Việt Nam không?

Luật Nhà ở quy định điều kiện của các bên khi tham gia giao dịch mua bán căn hộ chung cư: Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại nơi có nhà chung cư. Do đó người nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mới được mua căn hộ chung cư tại Việt Nam.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời