Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại năm 2021

28/09/2021
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?
964
Views

Khi xảy ra thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại đó phải bồi thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bên gây thiệt hại không có khả năng để bồi thường thiệt hại hoặc cố tình không bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện đòi bồi thường không và khởi kiện như thế nào? Qua bài viết này Luật sư 247 sẽ giải đáp cho bạn đọc một số vấn đề có liên quan đến nội dung này!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Người gây thiệt hại có bắt buộc phải bồi thường toàn bộ không?

Điều 13 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo quy định trên, chỉ có 02 trường hợp cá nhân; pháp nhân không được bồi thường thiệt hại là khi các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Do đó, nếu một người bị xâm phạm quyền dân sự như quyền được bảo vệ hình ảnh, danh dự; nhân phẩm; uy tín, tài sản… hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng; thì có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau đây, cá nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

  • Bên tặng cho không biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo; và có thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho (Điều 461 Bộ luật Dân sự).
  • Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất; hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 541 Bộ luật Dân sự).
  • Thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh do sự kiện bất khả kháng; hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại mà không có thỏa thuận hoặc luật không có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự).

Do đó, về nguyên tắc, nếu không có thỏa thuận; hoặc không có quy định khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho người khác.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thực hiện thế nào?

Khi nào được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại?

Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người bị thiệt hại có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đồi bồi thường.

Theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trong đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức.

Đồng thời, theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Do đó, nếu một người bị thiệt hại ngoài hợp đồng do các hành vi xâm phạm nêu trên thì có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình khởi kiện tại Tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài đơn khởi kiện, nếu có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.

Đến đâu để kiện đòi bồi thường thiệt hại?

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện là giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này; Tòa án nơi bị đơn cư trú; làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Do đó, nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường; thì người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện của người gây ra thiệt hại cho mình thường trú hoặc tạm trú.

Thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại là bao lâu?

Quy định này được thể hiện từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó; tùy từng tính chất vụ tranh chấp mà một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể kéo dài từ 06 – 08 tháng gồm các công việc:

  • Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện.
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.
  • Tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải…
  • Đưa vụ án ra xét xử…

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại năm 2021”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Những trường hợp nào được tiếp nhận vào làm công chức?

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021

Câu hỏi liên quan

Thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì ai là người bồi thường?

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có phải bồi thường không?

Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại

Trường hợp thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thì trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận