Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH

22/08/2023
Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH
252
Views

Nơi khám chữa bệnh ban đầu là nơi khám chữa bệnh mà người dân đăng ký khi tham gia bảo hiểm y tế. Theo quy định pháp luật, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đăng ký, thay đổi nơi khám chữ bệnh ban đầu. Tuy nhiên, người tham gia bảo hiểm y tế chỉ có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào đầu tháng mỗi quý mà không phải là bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhiều người không biết Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết cách thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì có thể làm luôn trong tháng 06 này được không?

Theo quy định pháp luật, mỗi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ có nơi khám chữa bệnh ban đầu khác nhau theo nhu cầu đăng ký của mình. Để biết được nơi khám chữa bệnh ban đầu của mình ở đâu thì có nhiều cách để biết được điều này. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định thời điểm người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:

“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”.

Mặt khác , tại khoản 3 Điều 47 về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

“Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT

3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký KCB ban đầu vào tháng đầu quý.”

Như vậy, bạn có thể đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Cụ thể là trong các tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10.

Cấp thẻ bảo hiểm y tế khác khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào?

Hiện nay có nhiều trường hợp mà người tham gia bảo hiểm y tế được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Nếu người tham gia bảo hiểm y tế thuộc 03 trường hợp quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sẽ được cấp mới thẻ bảo hiểm y tế, trong đó có trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đổi thẻ bảo hiểm y tế:

Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

  • Rách, nát hoặc hỏng;
  • Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
  • Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Theo đó, khi đề nghị thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bạn sẽ được cấp đổi sang một thẻ BHYT khác.

Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH
Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng có được không? Và thay đổi tại địa chỉ nào?

Nhiều người cho rằng để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì người tham gia bảo hiểm y tế phải đến trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm để thay đổi không được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng. Thực tế, pháp luật cho phép người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng.

Căn cứ Công văn 4617/BHXH-CNTT năm 2019 về việc liên thông thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất với Cổng dịch vụ công quốc gia:

“Thực hiện công văn số 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc kết nối, tích hợp hệ thống chính thức với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan thực hiện nâng cấp hệ thống Giao dịch điện tử BHXH tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện liên thông cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất được quy định tại thủ tục Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT theo Quyết định số 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (mã quy trình 612a), dự kiến khai trương từ ngày 09/12/2019. BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất (612a) theo đúng quy trình nghiệp vụ hiện hành.

2. Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử đối với đối tượng cá nhân thông qua cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https:dichvucong.gov.vn”.

Như vậy , ngoài việc làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan BHXH thì bạn có thể làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thông qua cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https:dichvucong.gov.vn. Cổng dịch vụ công quốc gia đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/12/2019.

Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là một trong những trường hợp thường gặp khi người tham gia bảo hiểm y tế được cấp sang thẻ bảo hiểm y tế mới. Người tham gia bảo hiểm y tế có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng, cụ thể là thay đổi trên eBHXH. Dưới đây là sự hướng dẫn chi tiết thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH.

Để cấp lại thẻ BHYT bị mất/ hỏng qua cổng dịch vụ công quốc gia bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 01: Bạn truy cập địa chỉ https:dichvucong.gov.vn.

Bước 02: Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công mà bạn muốn thực hiện

Bạn có 3 cách để tiếp cận thủ tục hành chính, dịch vụ công, đó là:

  • Tìm kiếm theo từ khóa ở trang chủ, trang công dân, trang doanh nghiệp;
  • Chọn thủ tục hành chính từ sự kiện của công dân, doanh nghiệp;
  • Chọn từ danh sách dịch vụ công trực tuyến.

Bước 03: Chọn cơ quan thực hiện

Căn cứ vào “Cơ quan thực hiện” trong thông tin thủ tục hành chính, bạn chọn cơ quan thực hiện tương ứng của thủ tục cần thực hiện; ví dụ trong trường hợp này là cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bước 04: Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp

Bạn có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (Dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân).

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn đăng nhập bằng 1 trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.

Bước 05: Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ

Sau khi bạn đăng nhập thành công, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ điều hướng về Cổng của Bộ/Ngành/Địa phương nơi mà bạn đăng ký thực hiện thủ tục để nộp hồ sơ. Bạn tra cứu tình trạng hồ sơ theo mã số hồ sơ được cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; để theo dõi chi tiết tiến trình xử lý, quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra của hồ sơ thì bạn thực hiện đăng nhập để xem chi tiết.

Theo đó, trên đây là 05 bước để bạn thực hiện đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng trong tháng 06 này.

Khi nào thì người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký nơi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh?

Không nhất thiết một người tham gia bảo hiểm y tế chỉ có một nơi khám chữa bệnh xuyên suốt quá trình tham gia bảo hiểm y tế mà người tham gia bảo hiểm y tế có thể thay đổi theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên để việc thay đổi này có trật tự thì người tham gia bảo hiểm y tế chỉ được thay đổi vào những thời điểm nhất định theo quy định pháp luật.

Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được đăng ký nơi khám chữa bệnh lần đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh hoặc trung ương được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 40/2015/NĐ-CP bao gồm:

Trường hợp nơi thường trú, tạm trú, nơi làm việc mà trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Người thường trú, tạm trú, làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hoặc những người thuộc các diện sau:

  • Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này.
  • Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
  • Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
  • Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên eBHXH. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người lao động phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo chỉ định đúng không?

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chiếu theo quy định trên thì khi bạn là người tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp thì có quyền đăng ký khám chữa bệnh theo nhu cầu riêng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương mà không phải tuân theo chỉ định của bất cứ ai.

Các cơ sở y tế nào được xem là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh và trung ương?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các cơ sở y tế thuộc tuyến tỉnh như sau:
Điều 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh và tương đương
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương như sau:
Điều 6. Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương
1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;
2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
3. Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Mua bảo hiểm y tế tại trường học bao nhiêu tiền?

Học sinh, sinh viên thường mua bảo hiểm y tế theo chu kì nửa năm (06 tháng) hoặc một năm (12 tháng). Tương ứng với đó, số tiền mua bảo hiểm y tế được xác định như sau:
Tiền mua bảo hiểm y tế nửa năm = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 6 tháng
Tiền mua bảo hiểm y tế 01 năm = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 12 tháng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.