Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023 thế nào?

22/08/2023
Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023
186
Views

Theo quy định pháp luật, người dân có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm y tế vì đây là loại bảo hiểm bắt buộc. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân được nhiều quyền lợi khi khám chữa bệnh như hỗ trợ chi phí di chuyển, khám, chữa bệnh,… Nhiều người cho rằng phải khám ở nơi đăng ký khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế thì mới được hưởng những quyền lợi trên. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, khám, chữa bệnh đúng hay trái tuyến đều được hưởng những quyền lợi trên nhưng khám, chữa bệnh đúng tuyến thì mức hưởng sẽ cao hơn. Vậy cách thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023 nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 40/2015/TT-BYT;
  • Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Khi nào được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện tỉnh?

Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc mà người dân phải tham gia. Khi đóng bảo hiểm y tế thì trên bảo hiểm sẽ thể hiện những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, thời hạn sử dụng của thẻ,… và có cả nơi khám, chữa bệnh ban đầu. Pháp luật có quy định cụ thể những trường hợp được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được đăng ký nơi khám chữa bệnh lần đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh hoặc trung ương được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT và Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT bao gồm:

– Trường hợp nơi thường trú, tạm trú, nơi làm việc mà trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Người thường trú, tạm trú, làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Hoặc những người thuộc các diện sau:

+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn 52 HD/BTCTW năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 9 Điều 5, khoản 4 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Người lao động có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không?

Thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể khám chữa bệnh đúng tuyến. Chẳng hạn như trong những trường hợp đi chơi xa, về quê,… gặp bất trắc về sức khỏe thì bắt buộc phải đến nơi khám chữa bệnh gần nhất. Khi đó, việc khám chữa bệnh ở nơi đăng ký ban đầu phải thay đổi. Luật Bảo hiểm y tế có quy định cụ thể cách thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Đồng thời tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện

Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, vào đầu mỗi quý, người lao động có thể thay đổi địa điểm khám chữa bệnh ban đầu từ bệnh viện trung ương sang các bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng phục vụ của cơ sở y tế.

Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023
Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023

Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023

Hiện nay, để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì người dân chỉ cần có chiếc điện thoại và mạng Internet ổn định thì đã có thể thay đổi được. Cách thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu online sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí,… Trong trường hợp người dân không biết cách thay đổi thì có thể tìm hiểu cách thay đổi trên mạng. Dưới đây là các bước thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023:

Bước 01: Truy cập địa chỉ dichvucong.gov.vn.

Bước 02: Tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công:

Hiện nay có 3 cách để tiếp cận thủ tục hành chính, dịch vụ công, đó là:

  • Tìm kiếm theo từ khóa ở trang chủ, trang công dân, trang doanh nghiệp;
  • Chọn thủ tục hành chính từ sự kiện của công dân, doanh nghiệp;
  • Chọn từ danh sách dịch vụ công trực tuyến.

Bước 03: Chọn cơ quan thực hiện

Căn cứ vào “Cơ quan thực hiện” trong thông tin thủ tục hành chính, bạn chọn cơ quan thực hiện tương ứng của thủ tục cần thực hiện; ví dụ trong trường hợp này là cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bước 04: Đăng ký, đăng nhập tài khoản công dân, doanh nghiệp

Có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (Dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân).

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn đăng nhập bằng 1 trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.

Bước 05: Nộp hồ sơ, tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ

Sau khi bạn đăng nhập thành công, Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ điều hướng về Cổng của Bộ/Ngành/Địa phương nơi mà bạn đăng ký thực hiện thủ tục để nộp hồ sơ. Bạn tra cứu tình trạng hồ sơ theo mã số hồ sơ được cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; để theo dõi chi tiết tiến trình xử lý, quản lý dữ liệu đầu vào, đầu ra của hồ sơ thì bạn thực hiện đăng nhập để xem chi tiết.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023 chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 2023” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý chi phí hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Bảo hiểm y tế được tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được quỹ này chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh. Từ đó, giúp người bệnh giảm thiểu các chi phí chăm sóc sức khỏe hay các chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ khi gặp tai nạn, bệnh tật.

Mua bảo hiểm y tế tại trường học bao nhiêu tiền?

Học sinh, sinh viên thường mua bảo hiểm y tế theo chu kì nửa năm (06 tháng) hoặc một năm (12 tháng). Tương ứng với đó, số tiền mua bảo hiểm y tế được xác định như sau:
Tiền mua bảo hiểm y tế nửa năm = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 6 tháng
Tiền mua bảo hiểm y tế 01 năm = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 12 tháng

Mua bảo hiểm y tế tại công ty, cơ quan nơi làm việc, công tác bao nhiêu tiền?

Hằng tháng, người lao động phải trích một khoản tiền nhất định từ tiền lương để mua bảo hiểm y tế.
– Người làm việc theo hợp đồng lao động; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức viên chức:
Tiền mua bảo hiểm y tế hằng tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
Tiền mua bảo hiểm y tế hằng tháng = 1,5% x Mức lương cơ sở

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.