Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021

22/07/2021
Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021
1103
Views

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Tại Hà Nội, song song với quá trình công nghiệp hóa; hiện đại hóa đất nước có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội như thế nào? Có phức tạp, tốn nhiều thời gian không? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

04 lưu ý cần biết khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội cần lưu ý 4 điều sau:

Thứ nhất, bắt buộc phải thực hiện đăng ký thông tin kế toán trưởng/người phụ trách kế toán; tại trường dữ liệu người quản lý khác trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh. Tại đây; bạn có thể lấy bất kỳ thông tin của ai đăng ký cũng được không nhất thiết phải là người có chứng chỉ kế toán trưởng.

Thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế GTGT: bạn thực hiện chọn 1 trong 4 phương pháp sau khấu trừ, trực tiếp trên GTGT, trực tiếp trên doanh số, không phải nộp thuế GTGT.

Một số biểu mẫu hồ sơ có sự thay đổi (theo Thông tư 02/2019/BKHĐT)

Đối với danh sách cổ đông và danh sách thành viên có ô “Thời điểm góp vốn” cần ghi thời gian là thời hạn góp đủ vốn điều lệ (trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh), tại đây bạn có thể ghi tối đa 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ là hợp lý.

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội gồm 05 bước dưới đây:

Bước 1: Tiến hành chọn loại hình công ty

Trước hết bạn cần chọn loại hình công ty phù hợp với định hướng tương lai của doanh nghiệp mình.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp; bạn cần xác định rõ tên công ty; nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Sau đó tiến hành chuẩn bị hồ sơ (phần này sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết tại các đầu mục ở dưới)

Bước 3: Thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp

Khi đã nộp hồ sơ thành công và nhận được giấy phép kinh doanh; mã số doanh nghiệp thì việc đầu tiên phải làm tiếp theo là đi khắc con dấu tại cở sở kinh doanh uy tín.

Bước 4: Công bố mẫu dấu

Khi đã nhận được con dấu bạn cần thực hiện công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Đây là công việc bắt buộc sau khi bạn nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn tiến hành nộp hồ sơ công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Chuẩn bị hồ sơ Thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021

Hiện tại, Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ thành lập nghiệp qua hệ thống online. Do đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và chính xác những giấy tờ sau:

Thứ nhất, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Thứ hai, chuẩn bị điều lệ công ty

Thứ ba, danh sách thành viên với hình thức doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập với hình thức doanh nghiệp cổ đông (thực hiện theo mẫu I-6/I-7 của Thông tư 02/2019/BKHĐT; có hiệu lực ngày 11/3/2019)

Thứ tư, bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người sáng lập công ty

Thứ năm, bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật)

Thứ sáu, văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật công ty (nếu người nộp hồ sơ không đồng thời là người đại diện theo pháp luật);

Sau khi hoàn tất hồ sơ thực hiện scan các tài liệu trên, bạn truy cập https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ để tạo tài khoản trên trang, sau đó thực hiện các bước đăng ký theo hướng dẫn.

Sau khi gửi hồ sơ thành công; trong 3 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT TP. Hà Nội sẽ có thông báo về tính hợp lệ qua mail đến bạn. Khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ; bạn chỉ việc đem nộp hồ sơ file cứng trước đó kèm thông báo hợp lệ; và giấy biên nhận nộp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh sau đó chờ để nhận kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh – sở KH&ĐT Hà Nội về việc sửa đổi; bổ sung thêm hồ sơ, lúc này bạn cần thực hiện nộp lại hồ sơ từ đầu trên công thông tin điện tử.

07 lỗi thường gặp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, rất nhiều người đã mắc phải những lỗi dưới đấy khiến hồ sơ phải nộp đi nộp lại.

– Thực hiện nhập dữ liệu thông tin trên hệ thống dữ liệu không khớp với thôn tin trên hồ sơ bản giấy. Theo đó, bạn cần chú ý đến những thông tin chi tiết như dân tộc, giới tính, độ tuổi, chức danh người đại diện pháp luật…

– Chi tiết ngành nghề không đúng theo quy định ngành nghề của pháp luật

– Đối với những ngành nghề kinh doanh không trích dẫn điều luật hoặc thực hiện trích dẫn không đúng.

– Lỗi tại hồ sơ bản giấy thường gặp ở đoạn cuối “Tôi cam kết: Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật”. Lưu ý, bạn chỉ chọn 1 trong 2 thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp thì mới được coi là hợp lệ.

– Đối với chữ ký của một người tại các đầu mục sẽ không giống nhau.

– Đặt tên công ty bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn đối với những công ty đã đăng ký trước đó.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2021 của Luật sư X

Chi tiết dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật sư X

  • Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
  • Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
  • Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
  • Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội của Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%.

Được hỗ trợ; đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật Sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp năm 2021

Dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hiện nay?

Sở Kế Hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì?

Các thủ tục sau khi thành lập công ty cần làm: Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp; Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài; Treo biển công ty; Mua chữ ký số.

Các loại thuế cơ bản của doanh nghiệp gồm những loại thuế nào?

Căn cứ quy định pháp luật, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp bao gồm các loại sau: Thuế môn bài;Thuế giá trị gia tăng;Thuế thu nhập doanh nghiệp;Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);Thuế tài nguyên;Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều kiện để đăng ký kinh doanh là gì?

Điều kiện để đăng ký kinh doanh đó là:
Là công dân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài đầu tư tại Việt nam.
Kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời