Cổ đông sáng lập cho Công ty vay tiền cá nhân được không?

22/06/2021
Cổ đông sáng lập cho Công ty vay tiền cá nhân được không?
1932
Views

Xin chào Luât sư! Luật sư cho tôi hỏi: BTD là 1 công ty cổ phần với vốn điều lệ là 2 tỷ. BTD gồm và chỉ gồm 3 cổ đông sáng lập, trong đó có mình (19% cổ phần). BTD có 2 đại diện pháp luật. Mình là Giám đốc đồng đại diện pháp luật – đồng chủ tài khoản của BTD tại Vietcombank. Tình huống xảy ra là BTD có hợp đồng làm ăn lớn và cần số vốn 5 tỷ và mình đang có tiền cá nhân. Câu hỏi đặt ra:

1) Mình có thể cho BTD vay vốn với X% lãi suất dưới danh nghĩa cá nhân không?

2) Cổ đông sáng lập cho Công ty vay tiền cá nhân được không?

3) Nếu được cho vay, trong hợp đồng vay vốn giữa BTD và mình, mình có thể ký cả 2 bên: bên vay và bên cho vay không hay phải có chữ ký của tất cả các cổ đông?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông như:

-Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông. Và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp. Hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền. Hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

-Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông

-Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.

-Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng của cổ đông sáng lập.

-Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết. Và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác

Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập công ty môi giới bất động sản

Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần

Tương tự như quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ giống cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Ngoài ra thì cổ đông sáng lập cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ:

– Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

– Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

– Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

-Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.

-Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.

Cổ đông sáng lập cho Công ty vay tiền cá nhân được không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, về Công ty Cổ phần thì: “Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn”

Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, thì:

“1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.

  1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”

Như vậy, cá nhân hoàn toàn có thể cho công ty cổ phần vay vốn, chỉ lưu ý một vấn đề là không cho vay bằng tiền mặt mà phải chuyển khoản, ký séc…

Khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014, về Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận, thì:

“1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.”

Như đã trình bày ở trên, bạn không thể ký cả hai chữ ký ở bên đi vay và bên cho vay để đảm bảo tính khách quan, và hợp đồng vay vốn giữa bạn và công ty phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cổ đông có được thế chấp cổ phần để vay tiền không?

Căn cứ khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cổ đông là cá nhân; tổ chức sở hữu cổ phần (theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020); và có các quyền của chủ sở hữu.

Giám đốc công ty có thể tự ký hợp đồng cho công ty mượn tiền được không ?

Giám đốc hoàn toàn được phép ký vào hợp đồng cho thuê, vay, mượn đối với cá nhân giám đốc. Tuy nhiên, việc ký kết này phải được các thành viên của hội đồng thành viên chấp thuận và được đồng ý bằng quyết định; đồng thời phải đảm bảo được số lượng phiếu tối thiếu là 65% tổng số vốn điều lệ của công ty thông qua.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Cổ đông sáng lập cho Công ty vay tiền cá nhân được không?”. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời