Để bảo vệ logo mà mình thiết kế, các cá nhân tổ chức cần đăng ký logo bản quyền độc quyền. Đây là điều cần thiết đối với những cá nhân tổ chức đang gây dựng thương hiệu của mình. Vậy, đăng ký logo bản quyền độc quyền như thế nào? Hãy theo dõi bài viết Hướng dẫn đăng ký logo bản quyền độc quyền mới nhất dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký Logo bản quyền là gì?
Đăng ký logo bản quyền có nghĩa là thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với logo đã thiết kế. Mặc dù, theo quy định thì quyền tác giả xác lập kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và định hình dưới dạng vật chất nhất định mà không cần phải trải qua thủ tục đăng ký.
Tuy nhiên, nếu nói về tác phẩm văn học hay bức tranh hội họa thì dễ chứng minh ai là người đã sáng tạo ra mặc dù không có đăng ký. Còn về logo rất khó để đưa ra bằng chứng ai là người đã phác thảo ra nó. Do đó, để bảo bảo vệ quyền lợi tác giả của mình. Cần thiết để chúng tôi khuyên các bạn nên thực hiện thủ tục đăng ký logo bản quyền đảm đảm bảo quyền lợi của các bạn và là cơ sở để tránh tranh chấp về sau này.
Đăng ký logo độc quyền là gì?
Đăng ký logo độc quyền là thủ tục hành chính được chủ sở hữu sản phẩm tiến hành tại cơ quan chức năng để bảo hộ độc quyền logo do mình sáng tạo ra, sau khi đăng ký chủ sở hữu sẽ chứng minh được quyền sở hữu của mình và ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với logo đã đăng ký.
Đăng ký logo độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm các bước: Chuẩn bị mẫu logo cần đăng ký; Soạn hồ sơ đăng ký logo độc quyền; Nộp hồ sơ đăng ký logo tại cơ quan đăng ký, Theo dõi đơn đăng ký cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền.
Để nắm bắt rõ hơn về thủ tục đăng ký logo bản quyền độc quyền. Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết Hướng dẫn đăng ký logo bản quyền độc quyền mới nhất.
Thủ tục đăng ký logo bản quyền
Chủ sở hữu tiến hành chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký logo bản quyền tại Cục sở hữu trí tuệ (đăng ký logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu) hoặc Cục bản quyền tác giả (đăng ký bản quyền logo dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng).
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký logo
Như đã trình bày ở trên, logo có hai hình thức đăng ký: đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu và đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký logo bản quyền
Sau khi phân loại và lựa chọn hình thức bảo hộ, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo theo nội dung thành phần hồ sơ được hướng dẫn bên dưới.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký tại:
– Đăng ký logo tại Cục bản quyền tác giả theo hình thức đăng ký quyền tác giả
Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
– Đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ theo hình thức nhãn hiệu
Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký logo bản quyền sau khi nộp
Sau khi đơn đăng ký được nộp, đơn sẽ được cơ quan thẩm định kiểm duyệt hồ sơ trước khi đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký logo
Trường hợp khi thẩm định hồ sơ, hồ sơ đăng ký đặt yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký logo bản quyền cho chủ sở hữu.
Tùy vào điều kiện về kinh tế, chủ sở hữu có thể đăng ký logo dưới cả hai hình thức nêu trên.
Hồ sơ đăng ký logo bản quyền
Hồ sơ đăng ký bản quyền logo dưới hình thức quyền tác giả:
Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, để tiến hành đăng ký logo bản quyền, chủ sở hữu cần chuẩn bị các tài liệu sau:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền cho logo;
– Quyết định giao việc hoặc hợp đồng thuê thiết kế logo hoặc tuyên bố quyền tác giả (trường hợp chủ sở hữu logo không đồng thời là tác giả sáng tạo logo);
– Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra logo;
– Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (trường hợp tác giả kiêm luôn là chủ sở hữu tác phẩm)
– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu tác giả sáng tạo ra logo (bản sao)
– Đăng ký kinh doanh/chứng minh thư nhân dân/quyết định thành lập của chủ sở hữu logo (bản sao)
– Hai bản in màu logo có chữ ký của chủ sở hữu (nếu chủ sở hữu là cá nhân) hoặc chữ ký và dấu công ty (nếu chủ sở hữu là Công ty)
– Hợp đồng ủy quyền (nếu có)
Hồ sơ đăng ký logo theo hình thức nhãn hiệu sẽ bao gồm
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (logo) theo mẫu của Cục SHTT;
– Nhóm sản phẩm/dịch vụ mà logo muốn đăng ký độc quyền;
– 05 mẫu logo (nhãn hiệu) in trên giấy A4;
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu;
– Tài liệu khác liên quan (nếu có)
Thủ tục đăng ký logo độc quyền
Bước 1: Chuẩn bị logo và những sản phẩm/dịch vụ mà cá nhân/doanh nghiệp đang có dự định đăng ký logo độc quyền
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký logo độc quyền, các cá nhân/doanh nghiệp cần thiết kế logo, hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ. Trong quá trình thiết kế cần chú ý để không bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn với những thương hiệu, logo có trước đó. Tốt nhất là nên thiết kế theo ý tưởng riêng của mình, tránh copy logo của người khác.
Hoàn tất việc thiết kế logo, chủ sở hữu logo sẽ chọn ra nhóm sản phẩm/dịch vụ để đăng ký logo độc quyền.
Lưu ý:
- Nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký logo chính là sản phẩm/dịch vụ sẽ được gắn logo lên
- Chi phí của việc đăng ký logo như thế nào sẽ phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ được gắn logo lên.
Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký logo
Nên tiến hành đánh giá khả năng đăng ký logo bằng cách tra cứu xem có bị trùng lặp hay có nhiều điểm giống với các logo đã đăng ký trước đó không. Khi đã hoàn tất việc kiểm tra, có thể nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
Khi tra cứu, cần chuẩn bị:
- File mềm mẫu logo định đăng ký
- Nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ gắn logo độc quyền lên
Lưu ý: Bước tra cứu đánh giá khả năng đăng ký logo không có trong quy định bắt buộc. Nhưng để không làm mất thời gian, chi phí khi nộp đơn đăng ký logo thì việc làm này là khá cần thiết.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký logo độc quyền ở Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tiến hành 2 bước trên, cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký logo độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ để được ưu tiên làm sớm.
Đơn sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi cơ quan đăng ký cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu từ chối, sẽ có lý do từ chối của Cục sở hữu trí tuệ). Các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký logo
Đơn đăng ký khi nộp sẽ được thẩm định bởi phòng đăng ký của cục sở hữu trí tuệ, xem đã đầy đủ thông tin, mẫu logo có kích thước đúng chưa, màu sắc thế nào? Phí đăng ký đã được nộp đủ chưa?…
Thời gian tiến hành thẩm định khoảng 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Nếu đơn nộp hợp lệ, không có vấn đề gì thì cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo cho chủ sở hữu.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp
Vào mỗi tháng, Cục SHTT sẽ phát hành 02 công báo đơn (i) cho những đơn đã nộp (ii) cho những đơn đã được cấp văn bằng bảo hộ. Trên 2 công báo này, các chủ sở hữu sẽ thấy đơn đăng ký của mình (nếu hợp lệ).
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn:
Thẩm định nội dung đơn sẽ mất từ 12 – 15 tháng. Khoảng thời gian này rất quan trọng, quyết định đến
khả năng đăng ký logo. Nếu được, chủ sở hữu sẽ nhận được thông báo nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ đơn đăng ký logo độc quyền cho chủ đơn
Sau khi chủ đơn nộp đầy đủ phí sẽ nhận được văn bằng bảo hộ đăng ký logo độc quyền (thời gian nhận từ 1 – 2 tháng).
Hồ sơ đăng ký logo độc quyền
– Tờ khai đăng ký logo độc quyền theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ
– 05 mẫu logo đăng ký được in trên Giấy A4 với kích thước 8cmx8cm
– Giấy giới thiệu công ty cho nhân viên đi nộp hồ sơ đăng ký logo công ty (trong trường hợp chủ sở hữu tự mình nộp đơn đăng ký) (nếu chủ sở hữu là công ty) hoặc
– Giấy ủy quyền (áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho Công ty đại diện nộp đơn đăng ký logo)
– Chứng từ lệ phí xác nhận đã nộp phí đăng ký logo độc quyền
– Tài liệu khác (nếu có) phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Trên đấy là những tư vấn của chúng tôi về Hướng dẫn đăng ký logo bản quyền độc quyền mới nhất. Hy vọng giúp đỡ bạn cuộc sống.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247
Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
- Tư vấn hình thức đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
- Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).
Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ Logo của Luật sư 247
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ Logo độc quyền
- Đăng ký logo thương hiệu độc quyền theo quy định của pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Hướng dẫn đăng ký logo bản quyền độc quyền mới nhất”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, Xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian đăng ký logo độc quyền sẽ được tính theo thời gian thẩm định đơn đăng ký và sẽ được chia theo từng giai đoạn như sau:
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng
– Công bố đơn đăng ký logo: 1-2 tháng
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký: 14-18 tháng
– Thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền: 1-2 tháng
Như vậy: Tổng thời gian đăng ký logo độc quyền tính từ khi nộp đơn đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký sẽ là từ 17-24 tháng, một số trường hợp thời gian có thể lâu hơn và kéo dài từ 24-30 tháng.
Hồ sơ đăng ký có thể được nộp bằng các hình thức sau đây:
– Nộp đơn đăng ký logo trực tiếp tại cơ quan đăng ký: Chủ sở hữu logo có thể đến một trong 3 địa chỉ nêu trên để nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp
– Nộp hồ sơ đăng ký qua bưu điện bằng hình thức chuyển phát: Ngoài việc nộp đơn đăng ký logo trực tiếp, chủ sở hữu có thể nộp qua bưu điện về 03 địa chỉ nêu trên
– Nộp đơn đăng ký logo bằng hình thức trực tuyến (online) trên cổng thông tin của Cục SHTT: Trường hợp khách hàng có hiểu biết nhất định về các hình thức nộp online, có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký trực tuyến trên công thông tin của Cục SHTT.
– Ủy quyền cho các công ty luật làm đại diện nộp đơn đăng ký logo độc quyền
Câu trả lời là: Có. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cá nhân/pháp nhân/tổ chức trong và ngoài nước đều có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền logo tại lãnh thổ Việt Nam.
Quyền lợi, nghĩa vụ, chi phí….khi đăng ký logo với cá nhân hoàn toàn tương ứng với đăng ký dưới hình thức pháp nhân/tổ chức/công ty.