Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng

11/11/2021
Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng
358
Views

Trong thời gian vừa qua, một loạt các thương hiệu bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký. Trước khi doanh nghiệp của nước ta hướng đến vươn ra thị trường quốc tế. Đây là các vấn đề còn có những bất cập do tư duy nhận thức của các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều quy định của pháp luật chưa nắm rõ. Vấn đề đăng ký bản quyền rõ ràng đang là vấn đề còn xa xỉ đối với các doanh nghiệp Việt hiện nay. Đặc biệt tại thành phố lớn như ở Đà Nẵng, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất quan trọng. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này dưới góc độ pháp lý. Bài viết dưới đây Luật Sư 247 xin Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tại sao việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng là cần thiết?

Đà Nẵng không chỉ đóng vai trò hạt nhân trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (khu vực có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng), mà gần đây còn được coi là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, đang được quy hoạch với các mô hình “đô thị sân bay”, “thành phố thông minh”, “thành phố đổi mới sáng tạo”.

Với những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, với những định hướng phát triển mới. Tin rằng, Đà Nẵng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới để trở thành một thành phố phát triển văn minh, hiện đại, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế của khu vực miền trung – Tây Nguyên, và sẽ trở thành một động lực mới cho phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính điều đó thôi thúc thêm các hoạt động về sở hữu trí tuệ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại đây là cần thiết và cũng có những thuận lợi nhất định.

Đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng khá thuận lợi vì ở đây có trụ sở của Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đà Nẵng là thành phố lớn của Việt Nam, ở đây là trọng điểm kinh tế tập trung rất nhiều các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ưu điểm khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Dưới đây là một số lợi ích khi nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

  • Khẳng định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa. Tránh việc đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị mình đang sử dụng;
  • Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với các bên khác nhau;
  • Được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu;
  • Phòng, tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
  • Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu;
  • Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm;
  • Là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, uy tín thương hiệu đối với các đối tác, đại lý, khách hàng;
  • Đặc biệt khi tình hình dịch covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp thì việc kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử là giải pháp tốt nhất, thì nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ là điều kiện cần để có thể đăng ký mở gian hàng gắn nhãn hiệu.

Chủ thể được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ; các đối tượng được đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu gồm:

– Tổ chức, cá nhân đăng ký dùng cho hàng hóa/dịch vụ do mình sản xuất/cung cấp;

– Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa và không phản đối việc cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó);

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp (có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể);

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa/dịch vụ (có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận);

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Hồ sơ đăng ký chuẩn bị gồm các tài liệu sau:

– Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ kích thước 80 x 80 mm (05 mẫu);

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp (01 bản);

– Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu thụ hưởng từ người khác (01 bản);

– Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (01 bản);

– Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng/đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Bước 1: Xác định loại nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ

Trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ chủ sở hữu cần phải xác định được loại nhãn hiệu cần bảo hộ.

Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay gồm có: nhãn hiệu thông thường; nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết; nhãn hiệu nổi tiếng.

Bước 2: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần bảo hộ

Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ. Bảng phân loại này được chia thành 45 nhóm, tùy vào hàng hóa/dịch vụ thì chủ đơn phân nhóm phù hợp, chính xác.

Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ là việc bắt buộc cần điền trong tờ khai đăng ký, nếu không thực hiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cử chuyên viên phân loại và sẽ tính thêm chi phí.

Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng trước khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì việc tra cứu giúp bước đầu xác định được khả năng được bảo hộ nhãn hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Có thể tra cứu nhãn hiệu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

(miễn phí, tuy nhiên kết quả chính xác chỉ là 30-35% và mang tính chất tham khảo).

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng. Cần chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội; hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Trụ sở chính Hà Nội: Số 386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Tp Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

– Tp Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.

Ngoài ra, có thể khai vào hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn

Thẩm định hình thức để kiểm tra tính chính xác và việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn:

– Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

– Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót.

Bước 6: Công bố đơn

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

Thẩm định hình thức để đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 8: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp; đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng của Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ; là mong muốn của Luật sư 247. Luật sư 247 cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng; uy tín; chính xác. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ với hàng nghìn trường hợp.

Để thuận tiện hơn cho công việc của quý khách hàng. Luật sư 247 sẽ thực hiện:

  1. Tư vấn pháp luật liên quan đến loại nhãn hiệu và hồ sơ, thủ tục cho việc bảo hộ của quý khách;
  2. Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
  3. Cam kết tính hợp lệ; hợp pháp và có giá trị sử dụng;
  4. Nhận ủy quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ không?

Không bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ. Song, tra cứu nhãn hiệu có thể nói là bước quan trọng nhất để bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký bảo hộ. Việc tra cứu nhãn hiệu trước giúp chủ doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh trong tương lai. Nếu bạn còn lo lắng về việc tra cứu, liên hệ với Luật Sư 247 để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ nhưng không sử dụng bị xử lý như thế nào?

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Do đó nhãn hiệu sau khi được cấp bằng phải được sử dụng.

Thời gian cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Đà Nẵng là bao lâu?

Sau quá trình thẩm định nội dung. Nếu đơn đăng ký phù hợp với quy định thì sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Quy trình xử lý đơn đăng ký là 12 tháng. Tuy nhiên do số lượng đơn quá lớn dẫn đến Cục sở hữu trí tuệ không có đủ nhân lực để xử lý; nên dẫn đến quy trình có thể bị kéo dài đến 24 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời