Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật Hộ tịch 2014
Nội dung tư vấn
Thế nào là hôn nhân đồng giới?
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học. Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là “hôn nhân bình đẳng” hay “bình đẳng hôn nhân”; thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến từ những người ủng hộ.
Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được công nhận không?
Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm rất cao không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới; ngay cả với những nước phát triển. Hôn nhân đồng giới đầu tiên được thực hiện ở Hà Lan vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Tính đến năm 2021, hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại 29 quốc gia (toàn quốc hoặc nhiều khu vực).
Luật hôn nhân và gia đình 2000 trước đây có quy định việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
Theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ; chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.
Kết hôn giữa những người đồng có bị xử phạt không?
Nếu như trước đây, Nghị định 87/2011/NĐ-CP có quy định:
“Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”.
Thì hiện nay, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng). Còn hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.
Việt Nam có cho phép chuyển giới không ?
Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh; hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền; nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.“
Như vậy, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Thủ tục xác định lại giới tính như thế nào?
* Đối với người dưới 18 tuổi:
+ 02 tờ khai (theo mẫu) cha và mẹ (mỗi người khai 01 bản) hoặc người đại diện theo pháp luật.
+ 01 bản chính giấy khai sinh.
+ 01 bản sao giấy khai sinh mới nhất.
+ 01 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu.
+ 01 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của cha và mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
+ 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ.
+ Văn bản kết luận của tổ chức ý tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
+ Các giấy tờ có liên quan chứng minh đến việc yêu cầu xác định lại giới tính.
* Đối với người đủ 18 tuổi trở lên:
+ 01 tờ khai (theo mẫu).
+ 01 bản chính giấy khai sinh.
+ 01 bản sao giấy khai sinh mới nhất.
+ 01 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu.
+ Văn bản kết luận của tổ chức ý tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
+ Các giấy tờ có liên quan chứng minh đến việc yêu cầu xác định lại giới tính.
Mời bạn xem thêm
- Thực hiện hợp đồng hôn nhân có vi phạm pháp luật hay không?
- Quy định pháp luật về chuyển đổi giới tính?
- Bằng chứng ngoài tình được pháp luật quy định thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được công nhận không? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
UBND cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết việc này.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Cán bộ tư pháp của Phòng tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự 01 bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Bạn cần phải có sự đồng ý của bố đẻ của con bạn về việc thay đổi họ theo họ của cha dượng (người chồng hiện tại của bạn), ngoài ra nếu con bạn từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn cần phải có sự đồng ý của con bạn. Theo đó, bạn phải thuyết phục chồng cũ bạn đồng ý cho việc con bạn đổi họ. Nếu chồng bạn không đồng ý thì bạn không thể đổi họ cho con bạn được