Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?

25/08/2021
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?
1117
Views

Hành vi chống phá, xuyên tạc chủ trương đường lối của Nhà nước luôn là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này thì đều sẽ bị xử lý thật nghiêm minh. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là một vụ việc về một nam thanh niên đã thực hiện những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Tóm tắt vụ việc

Đây là vụ việc về đối tượng Ngô Công Trứ (SN 1988).

Theo kết quả điều tra và cáo trạng truy tố xác định, từ tháng 6/2020 đến tháng 1/2021, thông qua mạng xã hội, biết rõ tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức phản động, nhưng Trứ đã làm đơn tự nguyện tham gia tổ chức và được kết nạp là thành viên, nhằm cùng tổ chức này xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ Nhà nước.

Sau khi gia nhập tổ chức trên, Trứ thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên các trang mạng xã hội các bài viết, hình ảnh, video có tính chất phản động. Ngoài ra, Ngô Công Trứ còn kích động, nói xấu, bôi nhọ lãnh tụ và tuyên truyền vận động nhiều người thân tham gia tổ chức này.

Tuy nhiên, xác định Trứ đang thực hiện hành vi sai trái nên nhiều người đã khước từ. Đồng thời, khuyên ngừng tham gia nhưng Trứ bỏ ngoài tai.

Vậy hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là gì?

Người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là người hoạt động thành lập; hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đó có thể là người tổ chức; người xúi giục; người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đồng phạm hoặc chuẩn bị phạm tội.

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 109, BLHS 2015. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định là “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chỉnh quyền nhân dân chính quyền) – một dạng hành vi của tội phạm được hiểu là hành vi cụ thể bất kì trong chuỗi hành vi hướng tới sự ra đời của tổ chức đó. 

Vi dụ-. Hành vi xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho việc ra đời tổ chức…; hành vi soạn thảo các văn kiện của tổ chức như chính cương, điều lệ…; V.V.. Khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi cụ thể đó thì dấu hiệu hoạt động thành lập tố chức đã được thoả mãn. Tương tự như vậy; hoạt động tham gia tổ chức (có mục đích lật đổ chính quyền) – dạng hành vi thứ hai của tội phạm được hiểu là hành vi cụ thể bất kì thể hiện sự sẵn sàng trở thành thành viên của tổ chức đó.

Cấu thành tội phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi để thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; không phụ thuộc vào việc tổ chức đã hình thành hay chưa; hoặc từ khi nhận lời, đăng ký tham gia vào tổ chức…

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội này nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước. Một đất nước muốn phát triển ổn định, cần một chính quyền vững mạnh. Do đó hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm sự tồn tại của chính quyền nhân dân; xâm phạm đến Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khách thể của tội phạm này là sự ổn định, vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động “thành lập hoặc tham gia tổ chức” nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; lập đổ chính quyền từ trung ương đến địa phương của nước Việt Nam.

– Hoạt động thành lập tổ chức biểu hiện qua hành vi của những người đề xướng; lôi kéo, vạch kế hoạch; thành lập tổ chức, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Tổ chức ở đây là tổ chức phản cách mạng, nhằm chống chính quyền. Đây là một dạng đồng phạm có tổ chức; các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ; hoạt động theo một kế hoạch thống nhất bao gồm các hành vi chuẩn bị thành lập tổ chức, chỉ huy, điều hành các hoạt động,…

– Tham gia tổ chức là hành vi gia nhập tổ chức, khi đó người tham gia biết rõ mục đích của tổ chức đó là chống chính quyền nhân dân; khi gia nhập họ tán thành và tích cực hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức đề ra.

Như vậy, tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện hoạt động thành lập tổ chức (kể cả tổ chức đã được thành lập hoặc chưa); hoặc từ khi tham gia vào tổ chức (kể cả đã thực hiện hoạt động nào hay chưa).

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kì người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi); và đạt độ tuổi theo luật định. Trong đó; Điều 12 Bộ luật hình sự quy định; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tính chất của hoạt động thành lập cũng như hoạt động tham gia đã thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội phải biết tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Khi đã nhận thức rõ mục đích này họ vẫn thành lập hoặc tham gia tổ chức tức là họ cũng có mục đích như vậy.

Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định như sau:

Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chỉnh quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuấn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?
Hành vi cướp tài sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi đánh người khi không tỉnh táo có được giảm nhẹ tội?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận gồm những quyền nào?

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân.
+ Quyền tự do báo chí, tự do viết bài và in báo, đưa tin cho báo chí.
+ Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.
+ Quyền tự do hội họp. Được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi ý kiến về những lĩnh vực và những vấn đề nhất định.
+ Quyền tự do lập hội. Được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ tiến bộ xã hội.
Các quyển tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…

Người tổ chức, người xúi giục tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền bị xử lý thế nào?

Người tổ chức, người xúi giục được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận