Thuế khoán thường được áp dụng cho các ngành nghề hoặc lĩnh vực có tính chất đặc thù, khó tính toán thuế theo phương pháp thông thường hoặc để đơn giản hóa quy trình thuế. Thay vì tính toán thuế dựa trên thu nhập thực tế, thuế khoán được tính toán dựa trên một mức thuế ước lượng hoặc một công thức tiêu chuẩn. Vậy hộ kinh doanh nộp thuế khoán xuất hóa đơn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về xuất hóa đơn của hộ kinh doanh nộp thuế khoán nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2021/TT-BTC;
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hộ kinh doanh nộp thuế khoán xuất hóa đơn như thế nào?
Thuế khoán là thuế được tính dựa trên mức thu nhập ước tính hoặc một mức thuế cố định được áp dụng cho một loại hình hoạt động kinh doanh nhất định. Khi tính thuế khoán, hộ kinh doanh cần phải tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về vấn đề này cũng như việc xuất hóa đơn. Dưới đây là quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
“Điều 6. Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác
1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
3. Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.
4. Trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?
Tuy thuế khoán có thể đơn giản hóa quy trình thuế và giảm bớt sự phức tạp trong việc tính toán thuế, nhưng nó cũng có thể gây ra một số bất công nếu mức thuế không phản ánh chính xác thu nhập thực tế hoặc nếu các ngành nghề khác nhau phải chịu cùng mức thuế. Do đó, việc thiết lập mức thuế khoán công bằng là rất quan trọng.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định về trình tự, thủ tục đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo các bước như sau:
Bước 1: Gửi đơn đề nghị
Hộ kinh doanh nộp thuế gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu 06/ĐN-PSĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử.
Xem chi tiết Mẫu 06/ĐN-PSĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Bước 2: Cấp hóa đơn
Sau khi nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có), ngay trong ngày làm việc cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do hộ kinh doanh lập.
Hộ kinh doanh tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh được cơ quan thuế cấp mã.
Hộ kinh doanh nộp thuế theo khoán được xác định thuế khoán dựa trên căn cứ nào?
Mức thuế khoán có thể được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như doanh thu, số lượng nhân viên, diện tích, hoặc một chỉ số khác tương tự. Mức thuế này có thể áp dụng như một khoản thanh toán hàng tháng hoặc hàng năm. Dưới đây là quy định pháp luật về căn cứ xác định thuế khoán của hộ kinh doanh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC, quy định về quản lý thuế đối với hộ khoán như sau:
“Quản lý thuế đối với hộ khoán
1. Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ khoán
Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
b) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
c) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
d) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế.“
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hộ kinh doanh nộp thuế theo khoán được xác định thuế khoán dựa trên các căn cứ sau:
- Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
- Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
- Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Hộ kinh doanh nộp thuế khoán xuất hóa đơn như thế nào? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến dịch vụ làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 7, 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì:
– Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.
– Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.
Dựa vào các quy định trên, thuế khoán có thể được hiểu là loại thuế tính theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định, áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
Căn cứ khoản 8 Điều 3, Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ các trường hợp sau:
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai (áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai);
– Cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh (áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định).
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó:
– Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp sau:
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
– Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
– Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ.
+ Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn.
+ Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.