Một trong những hình thức kỷ luật đảng thường được áp dụng nhiều nhất mà người dân thường xuyên thấy các tổ chức Đảng áp dụng đối với Đảng viên của mình chính là hình thức cảnh cáo. Hình thức cảnh cáo thường được áp dụng là hình thức kỷ luật đối với những vi phạm ở tính chất khá nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị khai trừ khỏi đảng. Vậy câu hỏi đặt ra là bản chất của hình thức kỷ luật cảnh cáo trong đảng là gì?
Để giải đáp trên, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết “Hình thức kỷ luật cảnh cáo trong đảng là gì?” của chúng tôi.
Các hình thức kỷ luật Đảng tại Việt Nam
Nhằm có thể tạo ra các cơ chế răng đe tổ chức Đảng viên không được thực hiện những bị bị nghiêm cấm, tổ chức Đảng đã đề ra các biện pháp kỷ luật Đảng để xử ký các trường hợp vi phạm. Hiện nay tại Việt Nam tùy thuộc vào bạn thuộc tổ chức Đảng như thế nào là Đảng viên chính thức hay dự bị mà sẽ có các hình thức kỷ luật khác nhau được áp dụng. Song các hình thức kỷ luật có thể bắt đầu từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ, giải tán.
Theo quy định tại Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW quy định về hình thức kỷ luật của Đảng như sau:
“1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.”
Hình thức kỷ luật cảnh cáo trong đảng là gì?
Đối với Đảng viên chính thức thì hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức kỹ luật cực kỳ nghiêm trọng thể hiện việc vi phạm của Đảng viên đã có sự tái phạm và đứng trước nguy cơ có thể bị khai trừ ra khỏi Đảng. Cảnh cáo như một lời nhắc nhở lần cuối mang tính chất răng đe nếu không muốn bị tổ chức Đảng tổ chức việc khai trừ Đảng đối với Đảng viên đó đối với những sai phạm của mình.
Theo Quy định 69-QĐ/TW quy định về một số vi phạm sẽ được áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
– Vi phạm việc ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;
– Vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên;
– Vi phạm quy định về bầu cử;
– Vi phạm quy định quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước;
– Vi phạm quy định kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán;
– Vi phạm quy định về an sinh xã hội và chính sách đối với người có công;
– Vi phạm quy định về giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội;
Hiệu lực quyết định kỷ luật cảnh cáo tại Việt Nam
Quyết định kỷ luật cảnh cáo tại Việt Nam sẽ có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Chính vì thế khi nhận được quyết định kỷ luật cảnh cáo, người bị xử ký kỷ luật phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và không được có những hành vi chống đối thi hành quyết định. Và trong vòng 10 ngày chi bộ ban hành quyết định sẽ tiến hành lưu giữ hồ sơ và tiến hành trình báo với cấp trên có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 16 Quy định 69-QĐ/TW quy định về hiệu lực quyết định kỷ luật như sau:
“1. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định (trừ quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ).
2. Quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật. Trong vòng 10 ngày, chi bộ ban hành quyết định kỷ luật giao cho đảng viên bị kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ. Quyết định kỷ luật của chi bộ (trong đảng bộ bộ phận, trong đảng bộ cơ sở), của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở được đóng dấu của đảng ủy cơ sở vào phía trên, góc trái. Đảng ủy cơ sở hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp không phải ra quyết định chuẩn y.”
Thẩm quyền thi hành kỷ luật cảnh cáo khi đảng viên vi phạm
Thẩm quyền thi hành kỷ luật cảnh cáo khi đảng viên vi phạm tại cấp cơ sở là đại diện tại các chi bộ địa phương. Khi có Đảng viên có đấu hiệu vi phạm, các chi bộ phải họp bàn và thành lập hội đồng xử lý kỷ luật đối với Đảng viên đó. Trong quá trình xử lý kỷ luật, tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc của tổ chức Đảng đề ra khi xử lý kỷ luật sao cho hợp tình và hợp lý nhất có thể.
Theo quy định tại Điều 12 Quy định 69-QĐ/TW quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
“1. Thẩm quyền của tổ chức đảng
– Các tổ chức đảng có quyền quyết định thi hành kỷ luật theo quy định; nếu không thuộc thẩm quyền thì đề nghị tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới.
– Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên có quyền kỷ luật tổ chức đảng cấp dưới theo quy định.
– Tổ chức đảng bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
– Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2. Thẩm quyền của ủy ban kiểm tra
Ủy ban kiểm tra các cấp xem xét, kết luận, đề xuất với cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy trong việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp; quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cấp dưới.”
Mời bạn xem thêm
- Đảng viên nghỉ thai sản đóng đảng phí như thế nào?
- Xử phạt đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào?
- Xử lý đảng viên vi phạm chính sách dân số năm 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hình thức kỷ luật cảnh cáo trong đảng là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ về làm thủ tục ly hôn, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Quy định này áp dụng đối với tổ chức đảng (gồm cả tổ chức đảng đã hết nhiệm kỳ hoạt động, đã giải thể, thay đổi do chuyển giao, chia tách, sáp nhập) và đảng viên (gồm cả đảng viên bị tuyên bố mất tích, đảng viên đã qua đời nhưng có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng).
Tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi ký quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải kịp thời công bố (trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đảng cấp dưới công bố) chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ký. Tổ chức đảng cấp dưới được ủy quyền chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được ủy quyền phải công bố quyết định cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật hoặc khiếu nại kỷ luật. Nếu quá hạn trên phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định.
– Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên.
– Ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu của tổ chức đảng đối với quyết định kỷ luật của ủy ban kiểm tra cùng cấp.
– Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức; Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định.