Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?

17/10/2022
Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?
292
Views

Xin chào Luật sư. Do vi phạm một số điều quy định trong cơ quan. Tôi nghĩ mình sẽ có nguy cơ bị kỷ luật. Vậy luật sư cho tôi biết thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai? Tôi rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

  • Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
  • Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
  • Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phải phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
  • Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
  • Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?
Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức.

Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Tổ chức họp kiểm điểm;
  • Thành lập Hội đồng kỷ luật;
  • Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.

Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này.

Như vậy về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước như: Tổ chức họp kiểm điểm; Thành lập Hội đồng kỷ luật; Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có 2 trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này; Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này.

Tổ chức họp kiểm điểm công chức diễn ra như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức họp kiểm điểm công chức như sau:

– Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm

  • Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Thành phần tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Trường hợp người bị kiểm điểm là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.

– Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm

  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị cấu thành; đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
  • Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
  • Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức cấp xã thì thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức chính trị – xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:

  • Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.

Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.

Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;

  • Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;
  • Người chủ trì cuộc họp kết luận.

Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:

  • Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
  • Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
  • Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm;
  • Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
  • Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.

Như vậy trên đây là toàn bộ quy định về việc tổ chức họp kiểm điểm công chức theo quy định hiện hành của pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức thuộc về ai?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; hoặc giải quyết ly hôn nhanh gọn;,… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Công chức là gì?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Trình độ đào tạo công chức được phân thành mấy loại?

Theo trình độ đào tạo, công chức được phân thành:
– Công chức loại A – có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên;
– Công chức loại B – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;
– Công chức loại C – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;
– Công chức loại D – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ thuộc về ai?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ như sau:
“Điều 20. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.