Hiểu thế nào về cơ chế ba bên trong pháp luật lao động

30/08/2021
Cơ chế ba bên
1332
Views

Cơ chế ba bên là một trong những nét riêng và đặc thù nhất của luật lao động. Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm phát triển và tăng cường đối thoại xã hội trong lao động để hướng tới mục tiêu căn bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu cơ chế ba bên thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Nội dung tư vấn

Cơ chế ba bên là gì?

Cơ chế ba bên là một cơ chế có hệ thống chủ thể đặc biệt, gồm người lao động – nhà nước – người sử dụng lao động. Hệ thống chủ thể này phản ánh một mối quan hệ xã hội rất phức tạp, trong đó; mặc dù có mối quan tâm chung là quan hệ lao động nhưng mỗi chủ thể đều có một loại lợi ích riêng.

Dưới góc độ pháp lý, cơ chế ba bên là một định chế pháp lý quan trọng của luật lao động. Định chế này bao gồm những quy định của pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận về cơ chế ba bên và việc thực thi các quy định đó trong thực tiễn đời sống xã hội; thông qua các biện pháp khác nhau, thông qua các hành vi khác nhau. Nội dung của định chế pháp lí tập trung vào việc điều chỉnh mối quan hệ ba bên: Người lao động – Nhà nước – Người sử dụng lao động.

Đặc trưng của cơ chế ba bên

Mặc dù cơ chế có thể hình thành ở những cấp độ khác nhau nhưng chức năng duy trì; phát triển, bảo đảm hài hòa hóa mối quan hệ lao động của nó không hề thay đổi. Đó cũng chính là điều khẳng định tính tích cực của sự tham gia của các chủ thể nói trên vào cơ chế; một cơ chế xã hội đặc biệt trong lĩnh vực lao động.

Về nhiệm vụ, cơ chế được hình thành nhằm đáp ứng những yêu cầu có tính bức xúc của quá trình lao động xã hội. Các nhiệm vụ của cơ chế thường được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Tuỳ theo loại hình thể hiện mà các cơ cấu của cơ chế có nhiệm vụ tương thích. Chẳng hạn: Nhiệm vụ của hội đồng lương quốc gia chắc chắn sẽ có nhiệm vụ khác so với hội đồng lương cấp vùng hoặc cấp tỉnh.

Tuy nhiên, điểm chung của cơ chế là ở chỗ nó đều có khả năng giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong lĩnh vực lao động, như: Định hướng chính sách lao động; cùng thảo luận để thống nhất quan điểm xây dựng pháp luật về việc làm; tiền lương, các điều kiện lao động; tổ chức giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động; đặc biệt là các tranh chấp lao động và đình công…

Vai trò của cơ chế ba bên

Cơ chế ba bên góp phần vào quá trình toàn cầu hóa mối quan hệ lao động và hợp tác quốc tế về lao động: Việc quy định vào pháp luật; áp dụng cơ chế ba bên trong thực tiễn là một trong những tiêu chuẩn trong pháp luật quốc tế; giúp cải thiện vị trí, vai trò, hình ảnh của Việt Nam trong tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Cơ chế ba bên góp phần vào việc kiềm chế, giải quyết các xung đột trong lao động: Một trong những con đường tốt nhất để kiềm chế xung đột; kiềm chế hậu quả bất lợi, đó là tăng cường sự đối thoại thông qua cơ chế ba bên; sử dụng cơ chế này để giải quyết các xung đột trong lao động. Sự chia sẻ giữa các bên trong quan hệ lao động và nhà nước đối với những khó khăn; những bế tắc trong quá trình duy trì vận động của quan hệ lao động; trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi ở những cấp độ khác nhau sẽ tạo nên cơ hội tốt cho việc làm trong lành các mối quan hệ xã hội.

Cơ chế ba bên góp phần tăng cường hiệu quả của quản lí lao động: Nhà nước luôn luôn quan tâm tới sự an toàn của các quan hệ xã hội; đặc biệt là các quan hệ lao động. Theo quan điểm chung, trong nền kinh tế thị trường; vai trò của nhà nước ngày một tăng lên; nhưng sự can thiệp trực tiếp của nhà nước thì ngày càng có xu hướng giảm đi.

Cơ chế ba bên ở Việt Nam

Cơ chế ba bên ở Việt Nam đã được thiết lập, hoạt động và đã đạt được những kết quả tốt; góp phần vào việc làm lành mạnh quan hệ lao động. Việt Nam đã bước đầu phác thảo được thành phần của cơ chế ba bên gồm: Nhà nước (Chính phủ); tổ chức Công đoàn (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam); đại diện của người sử dụng lao động. Trong đó, Công đoàn là người đại diện và bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người lao đọng; không phân biệt có hay không là thành viên của công đoàn. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên mình hợp tác xã Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là đồng đại diện cho người sử dụng lao động.

Việt Nam cũng đã thiết lập được một số cơ quan hoặc cơ cấu khác về lao động nhằm mục đích thực hiện một số hoạt động có tính chất ba bên. Có thể kể đến như: các hội đồng trọng tài ao động cấp tỉnh; các phái đoàn tham dự các kì họp của Tổ chức lao động quốc tế; một số cơ cấu khác với sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước và của hai giới: giới lao động và giới sử dụng lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động?

Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận