Hành vi vi phạm bản quyền phim bị xử lý như thế nào theo quy định

20/08/2021
Hành vi vi phạm bản quyền phim bị xử lý như thế nào?
1379
Views

Phim ảnh là một trong những loại hình giải trí không thể thiếu trong đời sống tinh thần xã hội. Cũng vì vậy mà việc đầu tư phát triển loại hình này đang tương đối mở rộng. Tuy nhiên đi kèm với đó là các hành vi tiêu cực hay còn gọi là vi phạm bản quyền phim ảnh. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan. Cụ thể, có thắc mắc về hành vi vi phạm bản quyền phim như sau:

Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Hiện nay, tôi thấy rất nhiều trang web như Phimmoi, Phimlau… có hành vi vi phạm bản quyền phim. Vậy không biết liệu với hành vi này, cá nhân tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019
Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Thế nào là quyền tác giả, quyền liên quan?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân; đối với tài sản trí tuệ. Bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân; đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan); là quyền của tổ chức, cá nhân; đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Thế nào là hành vi vi phạm bản quyền phim ảnh?

Quy định về phim ảnh, tác phẩm điện ảnh

Phim ảnh hay tác phẩm điện ảnh là một trong những đối tượng được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp; hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Vì là đối tượng được bảo hộ mà cụ thể là bảo hộ bằng quyền tác giả; nên các hành vi sử dụng hay có liên quan đến tác phẩm mà không được sự cho phép sẽ bị xem là vi phạm bản quyền.

Các hành vi vi phạm bản quyền phim

Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 xác định các hành vi vi phạm bản quyền như sau, dưới đây là một vài những hành vi thường gặp được quy định:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh; trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả…..

Như vậy việc phát tán, chiếu phim trên các trang web mà không được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm là hành vi vi phạm bản quyền.

Hành vi vi phạm bản quyền phim bị xử lý ra sao?

Tùy theo mức độ và tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà sẽ có hình thức xử lý tương ứng như sau:

Biện pháp dân sự

Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, bao gồm:

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai

– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

– Buộc bồi thường thiệt hại.

– Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

Biện pháp hành chính

Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này; hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Biện pháp hình sự

Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thu thập chứng cứ, nếu phát hiệu hành vi xâm phạm có dấu hiệu tội phạm thì áp dụng các chế tài xử phạt theo Bộ luật Hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Làm “review phim” có bị xử lý do vi phạm bản quyền không?
Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị xử phạt như thế nào?
Đăng video độc hại với trẻ em trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi vi phạm bản quyền phim bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi phát tán phim lậu

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP; hành vi phát tán phim lậu có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những trường hợp nào?

– Là tác giả
– Là các đồng tác giả
– Là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
– Là người thừa kế
– Là người được chuyển giao quyền
– Là Nhà nước

Tác phẩm phái sinh là gì?

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận