Hành vi lợi dụng luồng xanh để chở đồ không thiết yếu bị xử lý thế nào?
Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp; cần thiết duy trì các quy định và biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều tài xế lợi dụng xe luồng xanh; xe ưu tiên để vận chuyển người ra vào các địa phương có dịch. Một số trường hợp tài xế còn lợi dụng quyền ưu tiên để vận chuyển hàng lậu, thậm chí thi thể bệnh nhân Covid-19 ra vào các tỉnh, thành phố. Vậy, Hành vi lợi dụng luồng xanh để chở đồ không thiết yếu bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung 2017.
Nội dung tư vấn
Xe luồng xanh là gì?
Theo Công văn 4916/TCĐBVN-ATGT về việc hướng dẫn tạo thuận lợi; (tạo luồng xanh) lưu thông cho phương tiện vận tải; trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19
Xe luồng xanh được hiểu các loại phương tiện; được Sở GTVT các tỉnh, thành phố cấp Thẻ nhận diện phương tiện vận chuyển trong khu vực nội tỉnh, liên vùng, được ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” vận tải vào khu vực phòng, chống dịch Covid-19.
Cũng theo Công văn trên, phương tiện luồng xanh có thể hiểu là:
- Xe ô tô vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ phòng, chống Covid-19;
- Xe vận chuyển công nhân, người lao động, chuyên gia phục vụ sản xuất, kinh doanh,…
Luồng xanh vận tải là gì?
Tại Công văn 5147/TCĐBVN-VT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành ngày 22/7/2021 giải thích:
Luồng xanh vận tải là tuyến đường lưu thông (đi, đến hoặc đi qua kết nối giữa các khu vực đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) về các khu vực khác, trên đó ưu tiên cho các phương tiện đã được phép hoạt động, đảm bảo an toàn, lưu thông thông suốt và đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hành vi lợi dụng luồng xanh để chở đồ không thiết yếu
Thời gian qua, trong thời điểm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, vận tải hàng hóa được ưu tiên với hệ thống “luồng xanh”. Theo đó xe tải phục vụ nhu cầu thiết yếu được cấp mã nhận diện ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc lưu thông.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tài xế đã lợi dụng việc này để vi phạm. Điển hình là việc đi sai luồng đăng ký, chở hàng hóa không thiết yếu (bao gồm cả bia, rượu, thuốc lá lậu), thậm chí có những trường hợp cố tình “thông chốt”, hay sử dụng xe “luồng xanh” để làm chuyện phạm pháp.
Ngoài ra, các đối tượng thâm chí vận chuyển người từ vùng dịch về. Mặc dù thời điểm kiểm tra; lái xe xuất trình được đầy đủ giấy tờ hợp lệ, bao gồm cả mã QR Code “luồng xanh” vận chuyển hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, kiểm tra sâu hơn, lực lượng chức năng đã phát hiện việc vận chuyển trái phép người về từ vùng dịch, gây nguy cơ cao cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của địa phương.
Hành vi lợi dụng luồng xanh để chở đồ không thiết yếu bị xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 2, Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Hành vi lợi dụng luồng xanh để chở đồ không thiết yếu thuộc nhóm hành vi Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
“Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.“
Mức phạt áp dụng đối với người vi phạm, bao gồm tài xế là 5-10 triệu đồng.
Nếu việc vận chuyển người, hàng hóa không đúng quy định và khiến từ 2 người mắc bệnh trở lên, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc. Trường hợp đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội, tài xế và những người liên quan có thể bị khởi tố về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
Tùy thuộc tình tiết định khung, người phạm tội có thể bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-12 năm.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi lợi dụng luồng xanh để chở đồ không thiết yếu bị xử lý thế nào?“; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Yêu cầu nhân viên đi làm khi giãn cách xã hội đúng hay sai?
- Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid 19 bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Hành vi dừng xe gây tắc luồng xanh bị xử lý như thế nào theo quy định?
Câu hởi thường gặp
Chống người thi hành công vụ là cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc là hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật.
heo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 500 nghìn đến 5 triệu đồng.
Mức phạt đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi; bổ sung 2017. Mức phạt tù cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 07 năm tù.